Quy trình mua sắm trực tuyến đối với chủ đầu tư và bên mời thầu được quy định chi tiết bởi Nghị định 24/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào năm 2024 hướng dẫn.
>> Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
>> Cập nhật các chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực giá của doanh nghiệp mới nhất
Theo Điều 103 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quy trình mua sắm trực tuyến dành cho chủ đầu tư và bên mời thầu được quy định cụ thể như sau:
(i) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động trích xuất thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm tập trung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm trực tuyến.
(ii) Căn cứ danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản (i) Mục 1 bài viết này, chủ đầu tư, bên mời thầu có nhu cầu mua sắm trực tuyến đặt mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Nội dung đơn hàng đối với từng hàng hóa, dịch vụ bao gồm: số lượng, khối lượng; phương thức vận chuyển và đơn giá vận chuyển (nếu có); đơn giá của hàng hóa, dịch vụ; phương thức thanh toán; địa điểm giao hàng hoặc địa điểm thực hiện; các thông tin cần thiết khác.
(iii) Đối với mỗi yêu cầu đặt hàng, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động gửi thông báo cho nhà thầu đã trúng thầu trong mua sắm tập trung trước đó.
Nhà thầu có trách nhiệm xác nhận đơn hàng hoặc từ chối đơn hàng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đặt hàng.
(iv) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hiển thị thông báo về việc xác nhận đơn hàng hoặc từ chối đơn hàng của nhà thầu và gửi thông báo đến đơn vị đặt mua.
(v) Công khai kết quả mua sắm trực tuyến.
(vi) Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Nhà thầu quản lý các đơn hàng đã xác nhận và chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
File word Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Quy trình mua sắm trực tuyến đối với chủ đầu tư, bên mời thầu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 104 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, một số thông tin về hàng hóa và dịch vụ được mua sắm trực tuyến được quy định như sau:
Trường hợp điều chỉnh giảm giá hàng hóa, dịch vụ so với quy định trong thỏa thuận khung, hợp đồng đã ký trước đó, nhà thầu thông báo cho đơn vị mua sắm tập trung và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tối thiểu 05 ngày trước thời điểm điều chỉnh giảm giá hàng hóa, dịch vụ.
Theo Điều 102 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, hình thức mua sắm trực tuyến được quy định một cách chi tiết như sau:
(i) Mua sắm trực tuyến phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ của gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công 2019 có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng.
(ii) Thời gian áp dụng mua sắm trực tuyến đối với các hạng mục trong danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm tập trung là thời gian thực hiện hợp đồng trong trường hợp không ký thỏa thuận khung nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực hoặc thời gian có hiệu lực của thỏa thuận khung.
Điều 99. Nguyên tắc chào giá trực tuyến - Nghị định 24/2024/NĐ-CP 1. Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến. Mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được công khai trong quá trình chào giá, trừ tên nhà thầu. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu tương ứng với mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến; thời gian còn lại của quá trình chào giá trực tuyến. 2. Trường hợp giá dự thầu là yếu tố duy nhất được phép chào lại và gói thầu đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất mà có nhiều nhà thầu cùng chào giá thấp nhất thì nhà thầu chào giá đầu tiên thấp nhất trúng thầu. 3. Trường hợp không sử dụng phương pháp giá thấp nhất, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu mà có nhiều nhà thầu cùng xếp hạng thứ nhất thì nhà thầu xếp hạng thứ nhất đầu tiên trúng thầu. 4. Thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến phải trong giờ hành chính. 5. Giá chào không được cao hơn giá gói thầu và không được cao hơn giá chào thấp nhất đối với trường hợp giá là yếu tố duy nhất được chào lại. Trường hợp giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) của tất cả nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vượt giá gói thầu và không có nhà thầu nào tham gia chào giá trực tuyến đối với chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thì chủ đầu tư xử lý tình huống theo quy định tại điểm b hoặc điểm c hoặc điểm d khoản 8 Điều 131 của Nghị định này. |