PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật quy định xử phạt vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan 2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định xử phạt vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan 2023 (Phần 9)
>> Quy định xử phạt vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan 2023 (Phần 8)
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 đến Điều 35 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, việc xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan tiếp tục được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Toàn văn file word Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành |
Quy định xử phạt vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan 2023 (Phần 5) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 28/2017/NĐ-CP), hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
+ Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP), hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc buộc sửa lại đúng tên người biểu diễn đối với hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
+ Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách hàng xem tiếp >> Quy định xử phạt vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan 2023 (Phần 6)