Việc công khai báo cáo tài chính trong năm 2024 được quy định như thế nào? Những đối tượng nào phải kiểm toán báo cáo tài chính? – Mong được giải đáp! Hương Quỳnh (An Giang).
>> Quy định cụ thể về việc báo cáo tài chính 2024
>> Quy định cụ thể về việc sửa chữa sổ kế toán 2024
Căn cứ Điều 31, 32 và Điều 33 Luật Kế toán 2015, việc công khai báo cáo tài chính trong năm 2024 được quy định như sau:
(i) Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
(ii) Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
(iii) Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
(iv) Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Trích lập và sử dụng các quỹ.
- Thu nhập của người lao động.
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
(v) Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Toàn văn File Word Luật Kế toán và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (cập nhật ngày 12/12/2023) |
Quy định về việc công khai báo cáo tài chính 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
- Phát hành ấn phẩm.
- Thông báo bằng văn bản.
- Niêm yết.
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(iii) Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
(iv) Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật Kế toán 2015 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
(i) Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
(ii) Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
(iii) Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
Căn cứ khoản 9 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Căn cứ Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.