PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 2)
>> Quy định về tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023
Điều 60 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về thông tin quản lý quyền như sau:
- Đưa thông tin quản lý quyền nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 76 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là việc nêu trên bản gốc, bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng các thông tin xác định về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; về tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan và các điều kiện khai thác, sử dụng; số hiệu, mã số thể hiện các thông tin nêu trên có hoặc không có biện pháp công nghệ bảo vệ quyền. Thông tin quản lý quyền không bao gồm thông tin liên quan đến người dùng bản sao về tên, tài khoản, địa chỉ hoặc thông tin liên hệ khác của người dùng.
Thông tin quản lý quyền phải gắn liền với bản sao hoặc xuất hiện đồng thời với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được truyền đến công chúng.
- Các trường hợp xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với thông tin quản lý quyền quy định tại Điều 28, Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 8, khoản 10 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 3) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Điều 61 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về biện pháp công nghệ bảo vệ quyền như sau:
Biện pháp công nghệ bảo vệ quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 76 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là biện pháp sử dụng bất kỳ phương tiện, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào trong quá trình hoạt động bình thường có chức năng chính nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại các Điều 19, Điều 20, Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 9 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
Biện pháp công nghệ hữu hiệu là biện pháp công nghệ bảo vệ quyền mà chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, thông qua:
- Ứng dụng kiểm soát truy cập: Là ứng dụng sử dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nhằm kiểm soát quyền truy cập vào bản sao được bảo vệ;
- Quy trình bảo vệ: Là biện pháp sử dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa việc thực hiện bất kỳ hành vi nào cấu thành hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với bản sao được bảo vệ;
- Cơ chế kiểm soát sao chép: Là biện pháp sử dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nhằm kiểm soát việc sao chép từ bản sao được bảo vệ.
Tổ chức, cá nhân không được cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình quy định tại khoản 4 Điều 28, khoản 5 Điều 35 và khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 8, khoản 10, điểm a khoản 76 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) để sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa trái quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, năm 2019, năm 2022) và Nghị định 17/2023/NĐ-CP. Vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bao gồm cả việc né tránh, bỏ qua, loại bỏ, vượt qua, hủy kích hoạt hoặc làm suy giảm biện pháp công nghệ hữu hiệu để sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Các trường hợp tiếp cận, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 5 Điều 29, khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 31, Điều 25, Điều 25a và Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) không áp dụng quy định tại Mục 6.3 bài viết này.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại phần đầu tiên.