PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật bài viết của chủ đề “Quy định về Quỹ thành viên năm 2023 trong đầu tư chứng khoán”.
>> Quy định về Quỹ thành viên năm 2023 trong đầu tư chứng khoán (Phần 5)
>> Quy định về Quỹ thành viên năm 2023 trong đầu tư chứng khoán (Phần 4)
Quỹ thành viên năm 2023 trong đầu tư chứng khoán được hướng dẫn thực hiện tại Chương II Thông tư 98/2020/TT-BTC. Cụ thể như sau:
…
Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) khi thực hiện thanh lý tài sản của quỹ thành viên phải bảo đảm:
- Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
- Đối với tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải được sự chấp thuận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ theo quy định.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về Quỹ thành viên năm 2023 trong đầu tư chứng khoán (Ảnh minh họa)
Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) hoàn trả danh mục của quỹ cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư. Việc hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc:
- Quỹ đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ theo quy định và thứ tự tại điểm a, b khoản 4 Điều 104 Luật chứng khoán 2019.
- Danh mục hoàn trả cho nhà đầu tư phải đầy đủ các loại tài sản, cơ cấu theo danh mục của quỹ.
- Trong trường hợp là chứng khoán đăng ký, lưu ký tập trung, việc chuyển giao tài sản cho nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Trường hợp là các tài sản phải đăng ký sở hữu khác, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ cổ đông đăng ký sở hữu tài sản cho nhà đầu tư. Việc hoàn trả hoàn tất khi nhà đầu tư đã được đăng ký sở hữu tài sản.
Kết quả thanh lý tài sản của quỹ phải được xác nhận bởi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), công ty quản lý quỹ và thông qua bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ (nếu có) thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý tài sản.
Kể từ ngày giải thể cho đến khi hoàn tất giải thể quỹ, định kỳ hàng tháng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước và cung cấp cho nhà đầu tư về giá trị tài sản ròng, báo cáo về tài sản và danh mục đầu tư của quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 98/2020/TT-BTC.
Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ báo cáo kết quả giải thể. Trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả giải thể không chính xác hoặc có tài liệu giả mạo, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), các tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày báo cáo kết quả giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.