Quy định pháp luật mới nhất về kê khai giá đối với tổ chức kinh doanh là như thế nào? Khi nào bắt đầu có hiệu lực thi hành? Mong được giải đáp cụ thể. – Hằng My (Cần Thơ).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 21/05/2024
>> Thủ tục thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh năm 2024
Ngày 19/6/2023, Chính phủ đã ban hành Luật Giá 2023 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, kê khai giá đối với tổ chức kinh doanh được quy định tại Điều 28 Luật Giá 2023. Cụ thể như sau:
Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
Hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện kê khai giá bao gồm:
(i) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá.
(ii) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng.
(iii) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu.
(iv) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.
Đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có quyền quyết định giá; thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai theo quy định tại Mục 5 bài này.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Quy định về kê khai giá đối với tổ chức kinh doanh từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định như sau:
(i) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận kê khai rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại Bộ, cơ quan ngang Bộ.
(ii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại địa phương và không thuộc danh sách kê khai giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành.
Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá tự quyết định giá hàng hóa, dịch vụ, có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá theo quy định và chịu trách nhiệm về mức giá, nội dung kê khai giá của mình.
Cơ quan tiếp nhận kê khai có trách nhiệm tổ chức việc cập nhật thông tin giá kê khai vào cơ sở dữ liệu về giá; được sử dụng mức giá kê khai trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định.
Như vậy, quy định pháp luật mới nhất về việc kê khai giá đối với tổ chức kinh doanh gồm những nội dung cụ thể nêu trên và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Điều 29. Niêm yết giá – Luật Giá 2023 1. Niêm yết giá là hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán. 2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức: in, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành; đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ. |