Từ ngày 01/7/20204, quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước theo Luật Tài nguyên nước 2023 do Quốc Hội ban hành bắt đầu có hiệu lực.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 03/06/2024
>> Toàn bộ Nghị định mới được ban hành trong tháng 5/2024
Căn cứ Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023, hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định cụ thể như sau:
Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.
Các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
(i) Đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối.
(ii) Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại khoản (i) Mục này.
(iii) Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
(iv) Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
(v) Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại khoản (iii) Mục này.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, công bố, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước; phê duyệt, điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, kế hoạch, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.
Hành lang bảo vệ nguồn nước phải được công bố, quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; đối với các trường hợp quy định tại khoản (iii) Mục 1.6 bài này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông đường thủy nội địa.
Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
(i) Tổ chức quản lý, vận hành đập, hồ chứa quy định tại khoản (i) Mục 1.2 bài này; tổ chức được giao quản lý hồ trên sông, suối quy định tại điểm b và hồ, ao, đầm, phá quy định tại khoản (iii) và (v) Mục 1.2 bài này đề xuất phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc cắm mốc giới và tổ chức bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(ii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước và cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các trường hợp không có tổ chức được giao quản lý, vận hành.
(iii) Trường hợp đập, hồ chứa thủy lợi, kênh, mương thuộc công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Trường hợp sông, suối, kênh, rạch có mốc giới hành lang bảo vệ được xác định trùng với mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê thì sử dụng mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê theo quy định của pháp luật về đê điều.
(iv) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
(i) Không được gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá hoặc gây ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá.
(ii) Không làm ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(iii) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Không xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm, cơ sở sản xuất, chế biến có chất thải nguy hại trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Đối với cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Căn cứ Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023, bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
(i) Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
(ii) Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy.
(iii) Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt.
(iv) Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch.
(v) Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy.
(vi) Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.