Quy định về giới hạn tải trọng trục xe và cụm trục xe tại Thông tư 39/2024/TT-BGTVT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
>> Quy định về giá dịch vụ cho thuê quầy làm thủ tục hành khách
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 39/2024/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích trên đường bộ; hàng siêu trường, siêu trọng, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ. Trong đó, giới hạn tải trọng trục xe, cụm trục xe được quy định chi tiết tại Điều 14 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT gồm những nội dung sau:
(i) Tải trọng trục xe đối với trục đơn ≤ 10 tấn.
(ii) Tải trọng cụm trục xe đối với cụm trục kép sẽ phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục cụ thể như sau:
- Trường hợp d ˂ 1,0 mét thì tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn.
- Trường hợp 1,0 mét ≤ d ˂ 1,3 mét thì tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn.
- Trường hợp d ≥ 1,3 mét thì tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
(i) Tải trọng cụm trục xe đối với cụm trục ba sẽ phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề cụ thể như sau:
- Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn.
- Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.
Toàn bộ mẫu đơn tại Phụ lục Thông tư 39/2024/TT-BGTVT [hiệu lực từ đầu năm 2025] |
Giới hạn tải trọng trục xe, cụm trục xe (Hình minh họa – Nguồn từ Internet).
Căn cứ Điều 13 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT quy định chung về việc xếp hàng hóa đối với phương tiện giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
(i) Đơn vị vận tải phải lựa chọn phương tiện phù hợp với kích thước, khối lượng hàng hóa vận chuyển. Hàng hóa được vận chuyển phải phù hợp với kết cấu của khoang chứa hàng và công năng của phương tiện vận chuyển.
(ii) Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải tuân thủ các quy định về khối lượng toàn bộ của xe, tải trọng trục xe, cụm trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa cho phép của xe quy định tại Mục 1, Mục 2 của bài viết này, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Thông tư 39/2024/TT-BGTVT và không vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trừ trường hợp được cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
(iii) Hàng hóa xếp trên phương tiện phải được xếp đặt gọn gàng, xếp dàn đều, chằng buộc chắc chắn, chèn, lót đảm bảo không bị xê dịch theo các phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng; đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường; không để rơi vãi khi phương tiện tham gia giao thông; không cản trở tầm nhìn của lái xe; không làm mất thăng bằng của phương tiện hoặc gây khó khăn cho lái xe khi điều khiển; không che khuất đèn, biển số đăng ký và các cảnh báo an toàn của phương tiện. Một số trang thiết bị thường dùng để gia cố, chằng buộc, chèn, lót hàng hóa được hướng dẫn tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BGTVT.
(iv) Đối với các loại hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông, trước khi xếp lên phương tiện phải rút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa. Phương pháp xếp hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông được hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BGTVT.
(v) Việc xếp hàng hóa trên phương tiện đối với các loại hàng hóa đã được đóng gói thành bao, kiện, thùng, cuộn, khối thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
(vi) Việc xếp các loại hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và quy định tại chương V Thông tư 39/2024/TT-BGTVT.