Bên cạnh quyền đối với giống cây trồng thì việc giới hạn quyền đối với giống cây trồng trong năm 2024 được quy định như thế nào? Xin cảm ơn! – Hoàng Mai (Quảng Ninh).
>> Quy định về nội dung quyền đối với giống cây trồng trong năm 2024
>> Quy định về đơn, thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng 2024 (Phần 2)
Quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế trong năm 2024 được thực hiện theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022) sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về giới hạn quyền đối với giống cây trồng trong năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ, việc giới hạn quyền đối với chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
(i) Các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng:
- Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại.
- Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm.
- Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
(ii) Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:
- Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó.
- Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.
Căn cứ Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
(i) Trừ trường hợp quy định tại khoản (ii) Mục này, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:
- 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh.
- 15% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định.
- 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất và thứ hai khoản này.
(ii) Đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng trả thù lao cho tác giả theo quy định sau đây:
- Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh.
- Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định.
- Tối thiểu 20% và tối đa 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất và thứ hai khoản (ii) này.
(iii) Trong trường hợp giống cây trồng có đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này là mức dành cho các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng chi trả.
(iv) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ giống cây trồng.
(v) Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn ba tháng sau ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với năm hiệu lực đầu tiên và trong tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.
(vi) Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo tính trạng mô tả tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng