Hợp đồng bán hàng tận cửa có thể được lập thành dưới những hình thức nào? Người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết không? – Khánh Như (TP.HCM)
>> Sẽ đơn giản hóa ngành nghề kinh doanh lĩnh vực hải quan
>> Sẽ đơn giản hóa ngành nghề kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng.
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, hình thức của hợp đồng bán hàng tận cửa được quy định như sau:
- Hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng 01 bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng, năm giao kết.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Quy định về giao kết hợp đồng trong bán hàng tận cửa từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng. Trong thời hạn này, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản do người tiêu dùng tự ghi ngày, tháng, năm giao kết và giữ 01 bản, trừ trường hợp các bên không có thỏa thuận khác. Người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong thời hạn 03 ngày và phải thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh biết.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa thông qua các hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
+ Tự mình thực hiện.
+ Người lao động của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
+ Đại diện được thuê hoặc được ủy quyền.
- Cá nhân quy định tại gạch đầu dòng đầu tiên khi bán hàng tận cửa có trách nhiệm sau đây:
+ Giới thiệu tên, số điện thoại, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
+ Không được tiếp tục đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối.
+ Giải thích cho người tiêu dùng đầy đủ, chính xác, rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng của cá nhân bán hàng tận cửa quy định tại gạch đầu dòng đầu tiên.
Điều 54. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây: a) Thương lượng; h) Hòa giải; c) Trọng tài; d) Tòa án. 2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây: a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại. 3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan. |