Tôi vừa nhận thầu nhưng trị giá hợp đồng không cao. Bên phía đối tác có yêu cầu tôi phải thực hiện bảo đảm. Vậy mức bảo đảm được quy định là bao nhiêu? – Tường Linh (Phú Yên).
>> Quy trình lựa chọn nhà đầu tư trong đấu thầu năm 2023 được quy định thế nào?
>> Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà thầu năm 2023
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư trong đấu thầu năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ tại Điều 72 Luật Đấu thầu 2013, bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư trong đấu thầu được quy định như sau:
- Nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
- Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.
- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
- Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
+ Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực.
+ Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Căn cứ tại Điều 77 Luật Đầu tư 2013, nhà đầu tư có trách nhiệm như sau:
- Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các nội dung nêu tại mục này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 92. Tạm ứng hợp đồng - Nghị định 63/2014/NĐ-CP 1. Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí được ứng trước cho nhà thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. 2. Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng phù hợp. Trong hợp đồng phải nêu rõ về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích. 3. Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. 4. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì trong hợp đồng phải nêu rõ về kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng. |