Hai thuật ngữ pháp lý này thường được sử dụng nhầm lẫn trong lĩnh vực vi phạm hành chính về hoá đơn. Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định phân biệt hai hành vi này như sau:
>> Chi phí phúc lợi cho nhân viên có được trừ khi tính thuế TNDN?
>> Mức giảm trừ gia cảnh tối đa năm 2022
Hóa đơn hơp pháp là hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành và được tổ chức, cá nhân mua trực tiếp tại cơ quan thuế; hóa đơn do doanh nghiệp tự đặt in và có thông báo phát hành theo đúng quy định và hóa đơn do doanh nghiệp tự đặt in (trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)
Như vậy: Hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng hoặc hóa đơn hết giá trị sử dụng (Điều 22, Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Các hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ sau đây được xem là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP):
- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
Hóa đơn được lập với mục đích chủ yếu là phản ánh chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ làm cơ sở cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Tuy nhiên trong một số trường hợp doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn với những mục đích bất hợp pháp như lập hóa đơn khác với số liệu thực tế phát sinh, lập hóa đơn với nội dung không có thật, hoạc sử dụng hóa đơn của tổ chức kinh tế khác vì mục đích gian lận, trốn thuế hoạc hóa đơn với nội dung trên các liên không đồng đều
Các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ gồm (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP):
Trên đây là quy định về Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: