Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có dân cư sinh sống, được thành lập theo quy định của Chính phủ và hoạt động theo quy chế pháp lý riêng, Khu công nghiệp, khu chế xuất là những khu vực sản xuất kinh doanh đặc biệt. Doanh nghiệp có trụ sở tại những khu vực này sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi so với các khu vực khác. Vậy điểm khác biệt giữa khu công nghiệp và khu chế xuất là gì?
>> Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ cho thuê xe
>> Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh
Nguồn: Interntet
1. Khái niệm khu chế xuất và khu công nghiệp.
Khoản 15 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về khu chế xuất như sau:
15. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Khoản 16 Điều này cũng quy định về khu công nghiệp như sau:
16. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp có các loại hình bao gồm:
Khu chế xuất:
- Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
- Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Khu công nghiệp hỗ trợ:
- Là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp;
Khu công nghiệp sinh thái:
- Là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
Một số đặc điểm chung của khu công nghiệp:
- Khu công nghiệp không được phép có dân cư sinh sống;
- Mỗi khu công nghiệp đều có Ban quản lý khu công nghiệp
+ Ban quản lý khu công nghiệp có tư cách pháp nhân;
+ Có tài khoản và con dấu mang hình quốc huy;
+ Kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp cho Ban quản lý theo kế hoạch hàng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Ví dụ: Logistics, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…
- Khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi như: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn giảm tiền thuê đất…
- Khu công nghiệp được Chính phủ cấp phép đầu tư theo đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình.
2. Điểm khác biệt giữa khu chế xuất và khu công nghiệp.
Tiêu chí | Khu chế xuất | Khu công nghiệp |
Khái niệm | Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. | Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. |
Mục tiêu | Mục tiêu thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. | Mục tiêu phổ cập các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy loại hình này mở ra để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài |
Ranh giới địa lý | Là biên giới hải quan và thuế quan của một nước. Khu chế xuất phải có hàng rào thuế quan tách biệt hoàn toàn với những doanh nghiệp bên ngoài | Được xác lập bằng hệ thống hàng rào |
Chính sách ưu đãi |
- Doanh nghiệp ở khu chế xuất được tự do nhập khẩu không giới hạn số lượng nguyên vật liệu. Không chỉ vậy những doanh nghiệp này không phải nộp thuế doanh thu, thuế xuất khẩu cho những mặt hàng sản xuất ra và xuất khẩu - Được hỗ trợ làm thủ tục hải quan nhanh chóng |
Các khu công nghiệp là mô hình sản xuất phổ thông. Chính vì vậy, các chính sách ưu đãi cho các khu công nghiệp chỉ ở mức cơ bản nhất định |
Thành phần doanh nghiệp |
- Gồm các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, gọi là doanh nghiệp chế xuất: - Doanh nghiệp chế xuất được Miễn thuế xuất nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, hoặc khi xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài, miễn thuế Giá trị gia tăng |
Gồm tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước |
Ngành nghề sản xuất | Các ngành nghề, hàng hoá để xuất khẩu như: gạo, dệt may, giày da… | Hầu hết các ngành, nghề với các loại hàng hoá, dịch vụ đa dạng, chủ yếu là: Vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị tiêu dùng, dịch vụ logistic… |
3. Khu chế xuất Việt Nam tiêu biểu
Các khu chế xuất thường được tập trung đông ở những vị trí đắc địa và là "đầu tàu" của cả khu vực như TP.HCM, Hà Nội, Hà Nam,...Dưới đây là 4 khu chế xuất lớn tiêu biển tại Việt Nam 2020:
Căn cứ pháp lý: