Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh (ngành nghề, địa điểm kinh doanh doanh,…). Một trong các hình thức mở rộng phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh.
>> So sánh cổ phiếu và trái phiếu
Nguồn: Internet
1. Chi nhánh là gì?
Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự 2015:
2. Hồ sơ thành lập chi nhánh
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm (Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh
Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Lưu ý đối với việc thành lập chi nhánh ở nước ngoài:
Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Tên chi nhánh.
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh phải thực hiện theo quy định như sau:
Ví dụ:
Tên công ty: Công ty cổ phần Pháp Lý Khởi Nghiệp.
Tên chi nhánh: Chi nhánh công ty cổ phần Pháp Lý Khởi Nghiệp.
4. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh.
Căn cứ Điều 19 Luật Thương mại 2005, chi nhánh có các quyền sau:
Căn cứ Điều 20 Luật Thương mại 2005, chi nhánh có các nghĩa vụ sau:
5. Việc nộp thuế của chi nhánh.
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.
Căn cứ pháp lý: