Tôi thấy hiện nay trong văn bản hành chính có rất nhiều dạng chữ ký. Giúp tôi phân biệt những dạng chữ ký trong soạn thảo văn bản hành chính – Minh Tiến (Cần Thơ).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 07/05/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 06/05/2023
Hiện nay, trong rất nhiều văn bản hành chính thì chúng ta thường bắt gặp rất nhiều dạng chữ ký. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng có thể phân biệt được các dạng chữ ký trong soạn thảo văn bản.
Danh sách các từ thường viết HOA sai |
Các trường hợp không được viết tắt |
Cách dùng “i” và “y” cho đúng trong văn bản, hợp đồng |
Phân biệt 05 dạng chữ ký trong soạn thảo văn bản hành chính (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP và Mục 7 Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này thì việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
Tiêu chí |
Ký thay (KT.) |
Được giao quyền cấp trưởng (Q.) |
Ký thừa lệnh (TL.) |
Ký thừa ủy quyền (TUQ.) |
Thay mặt (TM.) |
1. Trường hợp áp dụng |
Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng |
Cơ quan, tổ chức làm việc đang khuyết vị trí cấp trưởng. |
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. |
Trong trường hợp đặc biệt. |
Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể |
2. Chủ thể thực hiện |
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. |
Người được giao quyền cấp trưởng. |
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. |
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. |
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức.
|
3. Lưu ý khi thực hiện |
Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. |
Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. |
Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. |
Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền. |
Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. |
4. Việc ghi quyền hạn của người ký |
Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. |
Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. |
Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. |
Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. |
Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức. |
5. Ví dụ |
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG |
Q. GIÁM ĐỐC
Q. TRƯỞNG PHÒNG |
TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
TL. CHỦ TỊCH CHÁNH VĂN PHÒNG |
TUQ. GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ |
TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TM. ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI |