Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong những trường hợp nào thì không được phép viết tắt? – Thanh Tâm (TP. Hồ Chí Minh).
>> Có phải văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì không được áp dụng?
>> Quyết định số 377/QĐ-EVN về tăng giá điện: Có gì mới?
Về nguyên tắc, nếu viết tắt mà dễ gây nhầm lẫn, được hiểu với nhiều nghĩa, dễ phát sinh tranh chấp và trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì không được viết tắt. Sau đây là những trường hợp không được viết tắt.
Căn cứ Điều 18 Luật Kế toán 2015, nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt.
Căn cứ khoản 6 Điều 5 Thông tư 70/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã, việc ghi sổ kế toán thì không được viết tắt.
Căn cứ khoản 6 Điều 5 Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, việc ghi sổ kế toán thì không được viết tắt.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, trong việc lập chứng từ kế toán không được viết tắt.
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 22 Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, trong việc lập chứng từ kế toán không được viết tắt.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 112/2018/TT-BTC), việc ghi chép trên chứng từ kế toán không được viết tắt.
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt.
Căn cứ khoản 3 Điều 17 và khoản 6 Mục I Điều 18 Thông tư 195/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư; không được viết tắt trên chứng từ kế toán, sổ kế toán không được viết tắt.
Căn cứ khoản 1 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, không được viết tắt trên chứng từ kế toán.
Căn cứ chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở ban hành kèm theo Thông tư 198/2012/TT-BTC, không được viết tắt trên chứng từ kế toán.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 210/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán, không được viết tắt trên chứng từ kế toán.
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 109/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho quỹ tích luỹ trả nợ, không được viết tắt trên chứng từ kế toán.
Bảng viết tắt tên loại văn bản hành chính và bản sao văn bản 2023 |
Các trường hợp không được viết tắt (Ảnh minh họa)
Căn cứ khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Công chứng 2014, chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được tẩy xoá, không được để trống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 12 và Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP); tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt; tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.