Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 109/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ

Số hiệu: 109/2018/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 15/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Danh mục báo cáo tài chính của Quỹ Tích lũy trả nợ

Ngày 15/11/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 109/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Theo đó, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có trách nhiệm lập, nộp các báo cáo tài chính định kỳ hàng quý, năm như sau:

- Bảng cân đối kế toán với kỳ hạn lập là Quý, năm.

- Báo cáo kết quả hoạt động với kỳ hạn lập là Quý, năm.

- Báo cáo các dự án có bảo lãnh Chính phủ được ứng vốn trả nợ thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ với kỳ hạn lập là năm.

- Thuyết minh báo cáo tài chính với kỳ hạn lập là năm.

Ngoài các báo cáo trên, Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại còn phải lập các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thông tư 109/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và thay thế Thông tư 170/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO QUỸ TÍCH LUỸ TRẢ NỢ

Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các nội dung tổ chức công tác kế toán khác để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của Quỹ Tích lũy trả nợ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính và các tổ chức cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nhiệm vụ của kế toán Quỹ Tích luỹ trả nợ

Kế toán Quỹ Tích luỹ trả nợ có nhiệm vụ:

1. Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình thu hồi nợ cho vay lại trong nước từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ; thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; thu phí quản lý cho vay lại; các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có) để đảm bảo việc trả nợ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại của Chính phủ; thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ; các khoản thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; các khoản thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu khác theo quy định.

2. Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình chi trả nợ nước ngoài (gồm cả gốc, lãi và phí (nếu có)) đối với khoản vay về cho vay lại; tình hình ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các khoản chi nghiệp vụ quản lý nợ công; các khoản cho NSNN vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP và các khoản chi khác theo quy định.

3. Theo dõi nguồn dự phòng rủi ro, xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài và các khoản chi cho hoạt động quản lý Quỹ.

Điều 4. Phương pháp kế toán Quỹ Tích luỹ trả nợ

Kế toán Quỹ phải thực hiện theo các phương pháp, nguyên tắc quy định tại Luật Kế toán, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 174/2016/NĐ-CP) và các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 5. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán Quỹ Tích luỹ trả nợ

1. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp phát sinh ngoại tệ, phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” và quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.

2. Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo quản trị tổng hợp, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng, nếu trên 12 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng, nếu trên 15 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng.

Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

Điều 6. Kỳ kế toán Quỹ Tích luỹ trả nợ

Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, được quy định như sau:

1. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;

2. Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

Điều 7. Tự kiểm tra tài chính, kế toán

1. Quỹ chịu sự kiểm tra về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Hàng năm, Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại phải thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán của Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành về tự kiểm tra tài chính kế toán.

Điều 8. Trách nhiệm quản lý tài khoản giao dịch và hoạt động của Quỹ Tích luỹ trả nợ

Quỹ mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.

Điều 9. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán

1. Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán; phải bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán;

2. Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng;

3. Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho các đối tượng do Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại quyết định theo quy định của pháp luật. Việc khai thác, sử dụng tài liệu kế toán phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại hoặc người được uỷ quyền.

Điều 10. Tổ chức bộ máy kế toán

Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ, bố trí người làm chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) theo quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 và theo quy định tại Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016.

Chương II

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Điều 11. Quy định chung về chứng từ kế toán

1. Chứng từ kế toán được thực hiện theo quy định tại Luật kế toán và Nghị định 174/2016/NĐ-CP.

2. Các nội dung cụ thể được quy định tại Điều 12, 13, 14 Thông tư này.

Điều 12. Lập chứng từ kế toán

1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của Quỹ đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

2. Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

3. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt;

4. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;

5. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau;

6. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán.

Điều 13. Ký chứng từ kế toán

1. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì hoặc dấu khắc sẵn chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải đúng với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải thống nhất với chữ ký các lần trước đó.

2. Chữ ký của Cục trưởng Cục Quản lý N và Tài chính đối ngoại (hoặc người được uỷ quyền), của Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký trong sổ đăng ký mẫu chữ ký. Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

3. Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

4. Trường hợp lập chứng từ trên máy tính, việc đánh số thứ tự của các chứng từ được thực hiện tự động trên hệ thống, nhân viên kế toán phụ trách in và trình thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký theo thẩm quyền.

5. Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

Điều 14. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán

1. Chứng từ kế toán do Quỹ lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của Quỹ. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có);

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

2. Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán:

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

3. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Quản lý Nvà Tài chính đối ngoại biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.

4. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

5. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán được quy định tại Phụ lục 01 “Hệ thống chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Điều 15. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán

1. Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán, phản ánh thường xuyên, liên tục, theo phân loại và có hệ thống tình hình thu, chi của Quỹ. Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt.

2. Các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản và quá trình vận động của tài sản tại Quỹ. Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán được thực hiện theo phương pháp “ghi kép", khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên Có của một hoặc nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại.

3. Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán phản ánh những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý. Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán được thực hiện theo phương pháp “ghi đơn", khi ghi vào một bên của một tài khoản thì không phải ghi đối ứng với bên nào của các tài khoản khác.

Điều 16. Phân loại và áp dụng hệ thống tài khoản kế toán

1. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ do Bộ Tài chính quy định gồm 16 tài khoản trong bảng và 01 tài khoản ngoài bảng.

- Tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán bao gồm: Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân; Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2);

- Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán gồm 3 chữ số, bắt đầu là chữ số 0.

2. Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để hạch toán kế toán, được bổ sung thêm các tài khoản trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

3. Danh mục tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán được quy định tại Phụ lục 02 “Hệ thống tài khoản kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN

Điều 17. Sổ kế toán

1. Quỹ mở sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để phản ánh toàn bộ các khoản thu, chi hoạt động và quản lý của Quỹ. Không được để ngoài sổ kế toán bất kỳ khoản thu, chi nào của Quỹ.

2. Việc mở sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ kế toán thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.

3. Việc ghi sổ kế toán phải đảm bảo kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ kế toán. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.

4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khoá sổ.

5. Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ.

6. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ. Nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán ký xác nhận.

Điều 18. Hình thức kế toán

1. Quỹ Tích luỹ trả nợ áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

a) Nguyên tắc ghi chép theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

- Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái.

b) Các loại sổ kế toán:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái;

- Các Sổ kế toán chi tiết.

2. Danh mục sổ kế toán, mẫu sổ và giải thích phương pháp ghi sổ kế toán được quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương V

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 19. Trách nhiệm của Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại trong việc lập, nộp báo cáo tài chính

1. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính định kỳ hàng quý, năm.

2. Danh mục báo cáo tài chính áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ:

STT

Ký hiệu biểu

Tên báo cáo

Kỳ hạn lập

Nơi nhận

1

B01- Q

Bảng cân đối kế toán

Quý, năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính, KBNN, Vụ NSNN

2

B02- Q

Báo cáo kết quả hoạt động

Quý, năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính

3

B03-Q

Báo cáo các dự án có bảo lãnh Chính phủ được ứng vốn trả nợ thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ

Năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính

4

B04- Q

Thuyết minh báo cáo tài chính

Năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính

3. Ngoài các báo cáo tài chính quy định theo danh mục trên đây, Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại còn phải lập các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính được quy định tại Phụ lục 04 “Hệ thống báo cáo tài chính” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

1. Việc lập báo cáo tài chính phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, nợ phải trả, thu, chi của Quỹ.

2. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo.

3. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và Cục trưởng Cục quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại ký tên, đóng dấu trước khi nộp cho cấp có thẩm quyền hoặc công khai theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính quý phải nộp chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý sau.

2. Báo cáo tài chính năm phải nộp chậm nhất ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 170/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 về hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán kiểm toán, Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục QLKT (300 bản)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

PHỤ LỤC SỐ 01

HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính)

1. Danh mục chứng từ kế toán

STT

TÊN CHỨNG TỪ

SỐ HIỆU

1

2

3

A

Chứng từ kế toán đặc thù của Quỹ Tích luỹ trả nợ

1

Hợp đồng ứng vốn trả nợ nước ngoài từ Quỹ Tích lũy trả nợ

C01-Q

2

Hợp đồng vay vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ

C02-Q

3

Hợp đồng tiền gửi

C03-Q

4

Hợp đồng ủy thác

C04-Q

B

Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác

1

Giấy báo Có

2

Giấy báo Nợ

3

Uỷ nhiệm chi

4

Hợp đồng uỷ quyền cho vay lại vốn

5

Hợp đồng quản lý tài sản

6

Hợp đồng vay vốn cho vay lại

.............

2. Mẫu chứng từ kế toán

Mẫu số C01-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
n
gày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

HỢP ĐỒNG ỨNG VỐN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

TỪ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Số: ......../HĐUV/QTL-XXX

- Căn cứ Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/06/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/08/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ;

- Căn cứ công văn số ..../VPCP-KTTH ngày ..... tháng ..... năm ..... của Văn phòng Chính phủ về việc trả nợ khoản vay Chính phủ bảo lãnh cho Dự án ......;

- Căn cứ ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Bộ Tài chính tại tờ trình số ..... ngày..... ;

- Căn cứ công văn số ..... ngày ..... của ....... về việc đề nghị Bộ Tài chính ứng trả nợ thay cho dự án ..... kỳ hạn ..... ;

Hôm nay, ngày ... tháng .... năm ....., chúng tôi đại diện cho:

Bên ứng vốn

: Bộ Tài chính

Do Ông

:

Chức vụ

:

Tài khoản tiền gửi

: 3761.0.9068445.91002 tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

Bên nhận ứng vốn

:

Do Ông

:

Chức vụ

:

Tài khoản tiền gửi

:

Các Bên thoả thuận ký Hợp đồng ứng vốn trả cho nước ngoài từ Quỹ Tích lũy trả nợ với các điều khoản như sau:

Điều 1: Mức vốn ứng:

Bên ứng vốn ứng cho Bên nhận ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ số tiền là: ...... (Bằng chữ:.......) để trả cho ........ khoản gốc và lãi đến hạn ngày .....

Bên nhận ứng vốn tự chịu trách nhiệm trả lãi phạt chậm trả cho ....... nếu có phát sinh.

Điều 2: Lãi suất ứng vốn:

- Lãi suất ứng là: (quy định tại Điều 43 của Nghị định 91/2018/NĐ-CP)

Điều 3: Thời hạn ứng vốn:

- Thời hạn ứng vốn: (quy định tại Điều 43 của Nghị định 91/2018/NĐ-CP)

Điều 4: Thủ tục chuyển tiền cho bên nước ngoài:

Khoản tiền ứng được Bên ứng vốn chuyển thanh toán trực tiếp cho ...... theo đề nghị của Bên nhận ứng vốn tại công văn số ..... ngày ..... và Thư đòi nợ của ..... ngày 20/02/2018.

Điều 5: Phí chuyển tiền:

Bên nhận ứng vốn có trách nhiệm hoàn trả ngay cho Bên ứng vốn toàn bộ phí chuyển tiền do ngân hàng thu theo lệnh chuyển tiền của Bên ứng vốn theo Công văn thông báo của Bên ứng vốn gửi (đính kèm sổ phụ của ngân hàng phục vụ).

Điều 6: Điều khoản vay trả:

- Gốc và lãi vay Quỹ Tích lũy được trả định kỳ hàng năm mỗi năm hai lần.

- Khi đến hạn hoàn trả, Bên nhận ứng vốn có trách nhiệm chuyển tiền trả đầy đủ và kịp thời vào tài khoản của Quỹ Tích lũy trả nợ của Bộ Tài chính.

- Loại tiền hoàn trả: bằng loại tiền vay hoặc được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm trả nợ.

- Tài khoản hoàn trả: Tất cả các khoản trả gốc, lãi, lãi phạt chậm trả (nếu có) được chuyển trả vào tài khoản được mở tại Sở giao dịch, Kho bạc nhà nước, cụ thể như sau:

Tên TK: Cục QLN TCDN_BTC_Quỹ TLTN nước ngoài (Thu hồi cho vay lại bằng VND); số hiệu TK: 3761.0.9068445.91002

Tên TK: Cục QLN TCDN_BTC_Quỹ TLTN nước ngoài (Thu hồi cho vay lại bằng USD); số hiệu TK: 3761.0.9068446.91002

Tên TK: Cục QLN TCDN_BTC_Quỹ TLTN nước ngoài (Thu hồi cho vay lại bằng EUR); số hiệu TK: 3761.0.9068447.91002

Hoặc tài khoản khác được Bên ứng vốn chỉ định.

- Khoản tiền được coi là đã hoàn trả khi được ghi có vào tài khoản trên.

Điều 7: Trách nhiệm của Bên nhận ứng vốn:

- Hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn, đúng loại tiền đã thoả thuận trong Hợp đồng .

- Sau khi thanh toán gốc lãi đến hạn trả nợ, Bên nhận ứng vốn có trách nhiệm gửi cho Bên ứng vốn 01 bản photo Lệnh chuyển tiền đã hoàn trả.

Điều 8: Trách nhiệm thi hành

- Khi phát sinh tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng, các Bên sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý, trong trường hợp đặc biệt, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực ngay sau khi Bên nhận ứng vốn hoàn trả toàn bộ số nợ gốc lãi phát sinh cho Bên ứng vốn.

- Hợp đồng được lập thành 04 bản và có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 02 bản../.

ĐẠI DIỆN BÊN ỨNG VỐN

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN ỨNG VỐN

Mẫu số C02-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

HỢP ĐỒNG VAY VỐN

TỪ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Số: ...../QTL-XXX/201...

- Căn cứ Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/06/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ;

- Căn cứ ....................................................,;

- Căn cứ ......................................................

Hôm nay, ngày …. tháng …… năm ……, chúng tôi đại diện cho:

Bên cho vay

: Quỹ Tích lũy trả nợ, Bộ Tài chính

Do Ông

:

Chức vụ

:

Tài khoản tiền gửi

: 3761.0.9068445.91002 tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

Bên vay

:

Do Ông

:

Chức vụ

:

Tài khoản tiền gửi

:

Các bên thoả thuận thống nhất Hợp đồng vay vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ với các điều khoản như sau:

Điều 1. Giá trị khoản vay:

Bên cho vay đồng ý cho Bên vay vay từ Quỹ Tích luỹ trả nợ số tiền là: ….. (Bằng chữ: ...... ) để …….

Điều 2. Lãi suất vay vốn:

Lãi suất vay vốn:…...

Điều 3. Thời hạn vay vốn:

Thời hạn cho vay vốn ……..

Điều 4. Thủ tục chuyển tiền:

Bên cho vay chuyển thanh toán trực tiếp cho ...... theo đề nghị của Bên vay vốn tại công văn số ...... ngày ........

Điều 5: Phí chuyển tiền:

Bên vay có trách nhiệm hoàn trả ngay cho Bên cho vay toàn bộ phí chuyển tiền do ngân hàng thu theo lệnh chuyển tiền của Bên cho vay theo công văn thông báo của Bên cho vay gửi (đính kèm sổ phụ của ngân hàng phục vụ).

Điều 6: Điều khoản hoàn trả:

- Gốc và lãi vay Quỹ Tích lũy được trả ...............

- Khi đến hạn hoàn trả, Bên vay có trách nhiệm chuyển tiền trả đầy đủ và kịp thời vào tài khoản của Quỹ Tích lũy trả nợ của Bộ Tài chính.

- Loại tiền hoàn trả: bằng loại tiền vay hoặc được quy đổi sang đông Việt Nam theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm trả nợ.

- Tài khoản hoàn trả: Tất cả các khoản trả gốc, lãi, lãi phạt chậm trả (nếu có) được chuyển trả vào tài khoản được mở tại Sở giao dịch, Kho bạc nhà nước, cụ thể như sau:

Tên TK: Cục QLN TCDN_BTC_Quỹ TLTN nước ngoài (Thu hồi cho vay lại bằng VND); số hiệu TK: 3761.0.9068445.91002

Tên TK: Cục QLN TCDN_BTC_Quỹ TLTN nước ngoài (Thu hồi cho vay lại bằng USD); số hiệu TK: 3761.0.9068446.91002

Tên TK: Cục QLN TCDN_BTC_Quỹ TLTN nước ngoài (Thu hồi cho vay lại bằng EUR); số hiệu TK: 3761.0.9068447.91002

Hoặc tài khoản khác được Bên ứng vốn chỉ định.

- Khoản tiền được coi là đã hoàn trả khi được ghi có vào tài khoản trên.

Điều 7. Trách nhiệm của Bên vay:

- Hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn, đúng loại tiền đã thỏa thuận trong Hợp đồng.

Sau khi thanh toán gốc lãi đến hạn trả nợ, Bên vay có trách nhiệm gửi cho Bên cho vay 01 bản photo Lệnh chuyển tiền đã hoàn trả.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành:

- Khi phát sinh các tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng, các Bên sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý, trong trường hợp đặc biệt, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực ngay sau khi Bên vay hoàn trả toàn bộ số nợ gốc lãi phát sinh cho Bên cho vay.

- Hợp đồng được lập thành 04 bản và có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 02 bản./.

ĐẠI DIỆN BÊN CHO VAY

ĐẠI DIỆN BÊN VAY

Mẫu số C03-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
n
gày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

HỢP ĐỒNG TIỀN GỬI

Số: ........./Năm ..../BTC-QTL

- Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017;

- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

- Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

- Căn cứ Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ;

- Căn cứ Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động tiền gửi, cấp tín dụng giữa các tổ chức với khách hàng;

- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên,

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại Bộ Tài chính, chúng tôi gồm:

1. Bên gửi tiền: (Sau đây gọi là Bên A) Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính

Địa chỉ : Số 28 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại : 04.2202828 Fax: 04.2208020

Đại diện bởi Ông (Bà):

Chức vụ : Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

2. Bên nhận tiền gửi:(Sau đây gọi là Bên B) Ngân hàng………

Địa chỉ :

Điện thoại : Fax: ......

Đại diện bởi Ông (Bà) :

Chức vụ :

Hai bên cùng thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng tiền gửi với các điều khoản như sau:

Điều 1: Định nghĩa

Trong Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. Hợp đồng: là Hợp đồng tiền gửi này.

1.2. Số tiền gửi: là khoản tiền gốc mà Bên A gửi tại Bên B.

1.3. Lãi suất tiền gửi: là mức lãi suất mà Bên B phải trả cho Bên A theo các điều khoản của hợp đồng này.

1.4. Thời hạn tiền gửi: là khoảng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng tính từ khi Bên A gửi tiền tại Bên B đến khi đáo hạn.

1.5. Số ngày gửi thực tế: là số ngày tính từ ngày Bên B nhận được khoản tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán khoản tiền gửi (tính ngày đầu bỏ ngày cuối) hoặc hết ngày liền kề trước ngày Bên A rút tiền gửi gốc trước hạn theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng này.

1.6. Lãi tiền gửi: là khoản tiền mà Bên B phải trả cho Bên A trên cơ sở số tiền gửi, lãi suất tiền gửi và thời gian gửi thực tế.

1.7. Tài khoản tiền gửi: là tài khoản mà Bên B mở cho Bên A khi nhận số tiền gửi....

Điều 2: Nội dung gửi tiền

Bằng Hợp đồng này, Bên A đồng ý gửi số tiền ghi tại điều 3.1 của Hợp đồng cho Bên B thực hiện việc quản lý và đầu tư dưới hình thức đầu tư tiền gửi hoặc các hoạt động kinh doanh ngân hàng và Bên B thanh toán gốc và lãi tiền gửi cho Bên A theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này.

Điều 3: Số tiền, thời hạn, lãi suất tiền gửi

3.1. Số tiền gửi: ……………. đồng.

Bằng chữ: (……………………………)

Vào ngày gửi tiền, Bên A chuyển số tiền gửi nêu trên vào tài khoản của Bên B theo chỉ dẫn sau:

- Tên Tài khoản:

- Số Tài khoản:

- Tên Ngân hàng:

3.2. Kỳ hạn gửi tiền: …tháng.

Ngày hiệu lực: …/..../......

Ngày đến hạn: …/..../.......

3.3. Lãi suất tiền gửi:%/năm

Điều 4: Thanh toán gốc và lãi tiền gửi

4.1. Lãi tiền gửi:

- Tiền lãi sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A một lần cùng với số tiền gửi gốc khi đến hạn.

- Số tiền lãi được tính theo công thức:

Số tiền lãi

=

Số tiền gửi x Số ngày gửi thực tế x Lãi suất tính lãi (năm)

365 (ngày)

Trường hợp ngày đáo hạn của khoản tiền gửi trùng vào ngày nghỉ/ ngày lễ, số tiền gốc và lãi của khoản tiền gửi sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A vào ngày làm việc tiếp theo và lãi suất áp dụng cho khoản tiền gửi đáo hạn vào các ngày nghỉ/ lễ là lãi suất quy định tại Điều 3 mục 3.3 của Hợp đồng.

4.2. Trường hợp đến ngày đến hạn tiền gửi mà Bên A chưa có nhu cầu sử dụng số tiền gốc, Bên B sẽ chủ động chuyển số tiền gốc chuyển sang kỳ hạn tiếp theo theo thỏa thuận tại các phụ lục hợp đồng và chuyển trả tiền lãi cho Bên A vào Tài khoản Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài của Bộ Tài chính theo chi tiết như sau:

- Tên Tài khoản: CỤC QLN TCDN-BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU KHÁC BẰNG VND)

- Số Tài khoản: 3761.0.9068452.91004, tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.

- Phần nội dung chi tiết ghi rõ: Tên (Ngân hàng) chuyển trả lãi Hợp đồng số .../BTC-QTL.

Kỳ hạn và lãi suất tiền gửi của kỳ hạn tiếp theo do hai bên thỏa thuận. Nếu đến ngày đến hạn, hai bên chưa thống nhất được lãi suất, Bên B sẽ chuyển trả lãi về tài khoản nêu trên của Quỹ Tích lũy trả nợ và chủ động chuyển số tiền gốc sang kỳ hạn tiếp theo tương ứng và áp dụng mức lãi suất niêm yết cùng kỳ hạn thời thời điểm chuyển cho kỳ hạn tiếp theo.

Hoặc hai bên không có thoả thuận gì về lãi suất và kỳ hạn của kỳ hạn tiếp theo, kể từ sau ngày đáo hạn, tiền gửi của Bên A được Bên B trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, tính trên số dư gốc còn lại tại thời điểm đáo hạn.

4.3. Trường hợp, Bên A có nhu cầu sử dụng khi khoản tiền gửi đáo hạn, Bên A có công văn thông báo cho Bên B trước 3 ngày về việc rút tiền, Bên B sẽ chuyển trả toàn bộ tiền gốc và lãi cho Bên A vào Tài khoản Quỹ Tích lũy trả nợ của Bộ Tài chính theo chi tiết sau:

- Tên Tài khoản: CUC QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG VND).

- Số Tài khoản: 3761.0.9068445.91002 tại sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.

- Phần nội dung chi tiết ghi rõ: Tên (ngân hàng) chuyển trả gốc và lãi Hợp đồng số .../BTC-QTL (Hoặc vào tài khoản khác theo chỉ dẫn của Bên A tại công văn nêu trên)

4.4. Bên B sẽ chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình chuyển trả gốc và/hoặc lãi tiền gửi cho bên A

Điều 5: Rút vốn gửi trước hạn và lãi suất rút trước hạn

5.1. Trường hợp có nhu cầu rút vốn trước hạn (một phần hoặc toàn bộ), Bên A thông báo trước cho Bên B ít nhất 03 (ba) ngày làm việc.

5.2. Đối với số tiền gửi rút trước hạn: Bên A được hưởng lãi suất rút trước hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tính trên số ngày thực tế đã gửi đối với số tiền thực rút.

5.3. Đối với số tiền gửi còn lại cho tới khi kết thúc kỳ hạn tương ứng: Bên A được hưởng lãi suất theo lãi suất của kỳ hạn đang thực hiện.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của các Bên

6.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Yêu cầu Bên B cung cấp thông tin, sao kê liên quan đến khoản tiền gửi.

- Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.

- Thực hiện đúng cam kết tại Hợp đồng này.

6.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

- Mở tài khoản tiền gửi cho Bên A.

- Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi khoản tiền gửi theo quy định của Hợp đồng.

- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến khoản tiền gửi cho Bên A khi có yêu cầu.

- Thực hiện đúng cam kết tại Hợp đồng này.

Điều 7: Điều khoản chung

Hai bên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng này. Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên sẽ được giải quyết bằng thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì sẽ đưa ra cơ quan tài phán để giải quyết. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì phải thông báo cho nhau biết để cùng bàn bạc, tìm biện pháp xử lý thích hợp.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký kết và coi như được thanh lý khi Bên B trả đầy đủ gốc và lãi cho Bên A

Hợp đồng này được lập thành bốn (02) bản, có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ hai (01) bản gốc, Bên B giữ hai (01) bản gốc.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

Mẫu số F03-Q
(Ban hành theo Thông tư số
109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

PHỤ LỤC SỐ .....

CỦA HỢP ĐỒNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN

Số: ........./Năm ..../BTC-QTL

Căn cứ

- Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ vào họp đồng tiền gửi có kỳ hạn số ..../201../BTC-QTL ngày .................. giữa Ngân hàng ................. và Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính;

- Năng lực và nhu cầu của hai bên,

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại trụ sở của Bên A, chúng tôi gồm:

1. BÊN GỬI TIỀN: (Sau đây gọi là Bên A) Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính

Địa chỉ : Số 28 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại : 04.2202828 Fax: 04.2208020

Đại diện bởi Ông (Bà):

Chức vụ :Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

2. BÊN NHẬN TIỀN GỬI:(Sau đây gọi là Bên B) Ngân hàng………

Địa chỉ :

Điện thoại : Fax: ......

Đại diện bởi Ông (Bà) :

Chức vụ :

Hai bên thỏa thuận và nhất trí cùng ký kết Phụ lục số ...... của Hợp đồng tiền gửi số ......../201.../BTC-QTL ngày .......... số tiền .............VNĐ (..............) theo các nọi dung sau đây:

ĐIỀU 1: Sửa đổi khoản 3.2 và 3.3 trong Điều 3 của Hợp đồng tiền gửi số ...../201.../BTC-QTL ngày ......... như sau:

Khoản 3.2. Thời hạn tiền gửi: .....tháng:

Ngày hiệu lực: ............................

Ngày đến hạn: .............................

Khoản 3.3. Lãi suất tiền gửi: ..............%/năm

Lãi suất được tính trên cơ sở 1 năm là 365 ngày và cố định trong suốt thời hạn tiền gửi.

ĐIỀU 2: Các điều khoản khác của HĐTG số ......../201...../BTC-QTL ngày ........ không trái với Điều 1 của Phụ lục này được giữ nguyên.

ĐIỀU 3: Phụ lục Hợp đồng này được lập thàn 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị pháp lý như nhau, có hiệu lực kể từ ngày ký, là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng số ......./201.../BTC-QTL ngày ..............

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

Mẫu số C04-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

HỢP ĐỒNG ỦY THÁC

Số: xx./20xx/BTC-QTL

- Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017;

- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

- Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

- Căn cứ Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ;

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại Bộ Tài chính, chúng tôi gồm:

1. Bên ủy thác:

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính (Sau đây gọi là Bên A)

Địa chỉ : Số 28 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại : 04.2202828 Fax: 04.2208020

Đại diện bởi Ông (Bà) :

Chức vụ :Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

2. Bên nhận ủy thác :

Tên Ngân hàng : ….. (Sau đây gọi là Bên B)

Địa chỉ :

Điện thoại : Fax: ....

Đại diện bởi Ông (Bà) :

Chức vụ :

Tên tài khoản :......

Số tài khoản :.......

Tại ngân hàng : ........

Hai bên cùng thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng ủy thác với các điều khoản như sau:

Điều 1: Định nghĩa

Trong Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. “Hợp đồng”:được hiểu là hợp đồng ủy thác này

1.2. “Số tiền ủy thác” được hiểu là khoản tiền gốc mà Bên A ủy thác cho Bên B thực hiện quản lý và đầu tư theo hình thức quy định tại Điều 2 của Hợp đồng ủy thác này.

1.3. “Lãi suất ủy thác” được hiểu là mức lãi suất mà Bên B phải trả cho Bên A trong thời gian nhận ủy thác.

1.4. “Thời hạn ủy thác” được hiểu là khoảng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng tính từ khi Bên A giao cho Bên B đến khi đáo hạn.

1.5. “Thời gian ủy thác thực tế” được hiểu là thời gian Bên B nhận vốn ủy thác cho đến khi đáo hạn hoặc đến ngày rút vốn trướn hạn theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng này.

1.6. “Tiền lãi từ việc ủy thác” được hiểu là khoản tiền mà Bên B phải trả cho Bên A trên cơ sở số tiền ủy thác, lãi suất tiền ủy thác và thời gian ủy thác thực tế.

1.7. “Tài khoản ủy thác” được hiểu là tài khoản mà Bên B mở cho Bên A khi nhận số tiền ủy thác của Bên A

Điều 2: Nội dung ủy thác

Bằng hợp đồng này, Bên A đồng ý ủy thác số tiền ghi tại Điểm 3.1, Điều 3 của Hợp đồng cho Bên B thực hiện việc quản lý và đầu tư thông qua các hoạt dộng kinh doanh ngân hàng và Bên B phải trả tiền lãi ủy thác hàng năm và tiền gốc cho Bên A theo các quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của hợp đồng này.

Điều 3: Số tiền, thời hạn, lãi suất

3.1. Số tiền ủy thác: .............. (Bằng chữ: ................)

3.2. Thời hạn ủy thác: ........... năm

Ngày hiệu lực: .../.../.....

Ngày đến hạn: .../.../.....

3.3. Lãi suất ủy thác: ...%/năm

Lãi được tính trên cơ sở số ngày ủy thác thực tế trong năm.

Lãi suất ủy thác được cố định trong suốt thời hạn ủy thác.

Điều 4: Thanh toán gốc và lãi

4.1. Tiền lãi sẽ được thanh toán hàng năm vào các ngày .../.../....

- Số tiền lãi ủy thác hàng năm được tính theo công thức:

Số tiền lãi ủy thác

=

Số tiền ủy thác x Lãi suất x Số ngày ủy thác thực tế

365 (ngày)

4.2. Trường hợp đến ngày đến hạn hợp đồng ủy thác mà Bên A chưa có nhu cầu sử dụng số tiền gốc, Bên B sẽ chủ dộng chuyển sang kỳ hạn tiếp theo tương ứng với kỳ hạn ủy thác cũ. Lãi suất ủy thác của kỳ hạn tiếp theo do hai bên thỏa thuận.

4.3. Vào ngày đến hạn hợp đồng mà trước đó 30 (Ba mươi) ngày Bên A có văn bản thông báo cho Bên B về việc không tiếp tục gia hạn hợp đồng, Bên B sẽ chuyển trả số tiền gốc và lãi hàng năm vào Tài khoản Quỹ Tích lũy trả nợ của Bộ Tài chính:

4.3.1. Tài khoản trả lãi hàng năm:

Tên Tài khoản: CỤC QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU KHÁC BẰNG USD)

Số tài khoản: 3761.0.9068453.91004 tại Sở Giao dịch, Kho bạc Nhà nước

Hoặc tài khoản khác theo chỉ dẫn của Bên A.

4.3.2. Tài khoản trả gốc:

Tên Tài khoản: CUC QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG USD)

Số tài khoản: 3761.0.9068446.91002 tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

Hoặc tài khoản khác theo chỉ dẫn của Bên A.

4.4. Trường hợp các ngày đến hạn thanh toán lãi và/hoặc ngày đáo hạn hợp đồng rơi vào ngày nghỉ:

- Việc thanh toán lãi hàng năm của hợp đồng được thực hiện theo nguyên tắc: Nếu ngày đến hạn thanh toán lãi rơi vào ngày nghỉ thì Ngân hàng sẽ thực hiện chuyển trả tiền lãi vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ này.

- Trong trường hợp ngày đáo hạn của hợp đồng rơi vào ngày nghỉ và hai bên thống nhất tiếp tục gia hạn hợp đồng: Hợp đồng sẽ được gia hạn với số tiền gốc của hợp đồng và kỳ hạn mới bắt đầu từ ngày đáo hạn hợp đồng nói trên.

- Trong trường hợp ngày đáo hạn của hợp đồng rơi vào ngày nghỉ và hai bên không tiếp tục gia hạn hợp đồng: Bên B sẽ thực hiện chuyển số tiền gốc và số tiền lãi hàng năm vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ theo chỉ dẫn thanh toán của Bên A.

Điều 5: Rút vốn ủy thác trước hạn và lãi suất rút trước hạn

5.1. Trường hợp có nhu cầu rút vốn trước hạn (một phần hoặc toàn bộ), Bên A thông báo trước cho Bên B ít nhất 60 (Sáu mươi) ngày làm việc.

5.2. Đối với số tiền ủy thác rút trước hạn: Bên A được hưởng lãi ủy thác có lãi suất tương đương với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bằng (=) Lãi suất huy động tiền gửi tối đa tại thời điểm rút tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các kỳ hạn đủ tháng tương ứng với thời gian đã ủy thác. Đối với số ngày lẻ, Bên A được hưởng lãi ủy thác có lãi suất tương đương lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng ...(tên Ngân hàng ủy thác) tính trên số ngày thực tế ủy thác.

5.3. Đối với số tiền còn lại ủy thác tới hạn thanh toán: Bên A được hưởng lãi suất ủy thác ghi tại điều 3.3 Hợp đồng này.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của các Bên:

6.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn cả Số tiền ủy thác gốc và lãi ủy thác.

- Thực hiện đúng cam kết tại Hợp đồng này.

6.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

- Mở tài khoản ghi nhận khoản tiền ủy thác này cho Bên A vào ngày hiệu lực và thống báo xác nhận bằng văn bản gửi cho Bên A.

- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn số tiền ủy thác gốc và lãi ủy thác theo thỏa thuận.

- Thực hiện đúng cam kết tại Hợp đồng này.

Điều 7: Điều khoản chung

Hai bên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì phải thông báo cho nhau biết để cùng bàn bạc, tìm biện pháp xử lý thích hợp. Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên sẽ được giải quyết bằng thương lượng, nếu không đạt được thỏa thuận sẽ giải quyết thông qua Trọng tài kinh tế.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký kết và được thanh lý khi Bên B trả đầy đủ gốc và lãi cho Bên A theo thỏa thuận.

Hợp đồng này được lập thành bốn (02) bản, có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ hai (01) bản gốc, Bên B giữ một (01) bản gốc.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

3. Giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán

HỢP ĐỒNG ỨNG VỐN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

TỪ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

(Mẫu số C01-Q)

1. Mục đích: Hợp đồng ứng vốn là bản ký kết giữa bên ứng vốn và bên nhận ứng vốn (có thể có thêm bên sử dụng vốn, nếu trường hợp bên sử dụng vốn và bên nhận ứng vốn không phải là 1 do bên có nhu cầu sử dụng vốn không có đủ điều kiện nhận ứng phải nhờ 1 bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh, nhận ứng vốn cho mình nhằm xác nhận số vốn nhận ứng trả thay cho các dự án vay vốn nước ngoài do Chính phủ (Bộ Tài chính) bảo lãnh đến thời hạn trả nợ mà chưa thanh toán được, với các điều kiện ứng vốn (như: Đồng tiền, lãi suất, thời hạn ứng vốn), trách nhiệm của các bên, đồng thời là cơ sở để ghi nhận khoản ứng vốn cho các dự án được bảo lãnh.

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên Quỹ Tích luỹ trả nợ thuộc Bộ Tài chính

Ghi rõ số, địa điểm và ngày ký kết hợp đồng

Ghi rõ tên Bên ứng vốn là Quỹ Tích luỹ trả nợ, Bộ Tài chính, đồng thời ghi rõ tên, địa chỉ bên nhận ứng vốn, bên sử dụng vốn (trong trường hợp hợp đồng ký kết giữa 3 bên), tên, chức vụ của người đại diện cho các bên trong hợp đồng, số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giao dịch của các bên.

Hợp đồng phải ghi rõ:

- Số tiền Quỹ Tích luỹ trả nợ ứng trả thay cho phía nước ngoài, tên dự án vay tiền nước ngoài, kỳ hạn vay theo hợp đồng vay vốn với nước ngoài;

- Đồng tiền nhận ứng, lãi suất ứng, thời hạn ứng vốn.

- Thủ tục chuyển tiền trả cho đối tác nước ngoài

- Thủ tục hoàn trả gốc và lãi ứng vốn, đồng tiền hoàn trả, tỷ giá quy đổi (nếu có), số tài khoản nhận tiền.

- Trách nhiệm của bên nhận ứng vốn và sử dụng vốn trong việc thực hiện hợp đồng

- Trách nhiệm thi hành hợp đồng; Các hình thức xử phạt khi bên nhận ứng vốn và sử dụng vốn vi phạm hợp đồng; Ngày hiệu lực và thời điểm thanh lý hợp đồng.

Hợp đồng ứng vốn lập thành 06 bản :

- 02 bản giao cho bên ứng vốn;

- 02 bản giao cho bên nhận ứng vốn;

- 02 bản giao cho bên sử dụng vốn;

Trường hợp ký hợp đồng chỉ có 2 bên (Bên ứng vốn và bên nhận ứng vốn thì chỉ cần lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản)

Hợp đồng ứng vốn phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên ứng vốn và đại diện bên nhận ứng vốn, đại diện bên sử dụng vốn..

HỢP ĐỒNG VAY VỐN TỪ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

(Mẫu số C02- Q)

1. Mục đích: Hợp đồng vay vốn là bản ký kết giữa bên cho vay vốn và bên vay vốn nhằm xác nhận số vốn vay từ Quỹ Tích luỹ trả nợ với các điều kiện vay vốn (như: Đồng tiền, lãi suất, thời hạn vay vốn), trách nhiệm của các bên, đồng thời là cơ sở để ghi nhận khoản cho vay từ số tiền nhàn rỗi của Quỹ.

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên Quỹ Tích luỹ trả nợ thuộc Bộ Tài chính

Ghi rõ số, địa điểm và ngày ký kết hợp đồng

Ghi rõ tên Bên cho vay vốn là Quỹ Tích luỹ trả nợ, Bộ Tài chính, đồng thời ghi rõ tên, địa chỉ bên vay vốn, tên, chức vụ của người đại diện cho các bên trong hợp đồng, số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giao dịch của các bên.

Hợp đồng phải ghi rõ:

- Mức, loại tiền vay từ Quỹ.

- Lãi suất vay, thời hạn vay, điều kiện vay vốn, điều kiện và thời hạn rút vốn.

- Thời gian thanh toán gốc và lãi vay, điều khoản thu hồi khoản vay, đồng tiền thanh toán, tỷ giá quy đổi (nếu có), số tài khoản nhận tiền.

- Trách nhiệm của bên cho vay vốn và bên vay vốn trong việc thực hiện hợp đồng.

- Trách nhiệm thi hành hợp đồng của các bên trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu hàng năm; Xử lý các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng; Ngày hiệu lực và thời điểm thanh lý hợp đồng.

Hợp đồng vay vốn lập thành 04 bản:

- 02 bản giao cho bên cho vay vốn;

- 02 bản giao cho bên vay vốn;

Hợp đồng vay vốn phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên cho vay vốn và đại diện bên vay vốn.

HỢP ĐỒNG TIỀN GỬI

(Mẫu số C03-Q)

1. Mục đích: Hợp đồng tiền gửi là bản ký kết giữa bên gửi tiền và bên nhận tiền gửi nhằm xác nhận số tiền bên gửi tiền cho bên nhận tiền gửi để thực hiện quản lý và đầu tư dưới hình thức đầu tư tiền gửi hoặc các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác.

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Ghi rõ số, địa điểm và ngày ký kết hợp đồng

Ghi rõ tên Bên gửi tiền là Cục quản lý nợ và TCĐN, Bộ Tài chính, đồng thời ghi rõ tên, địa chỉ bên nhận tiền gửi, tên, chức vụ của người đại diện cho các bên trong hợp đồng, số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giao dịch của các bên.

Hợp đồng phải ghi rõ: Nội dung gửi, Số tiền, thời hạn, lãi suất tiền gửi; điều kiện và thời hạn thanh toán gốc và lãi gửi; Điều khoản liên quan đến việc rút vốn gửi trước hạn; Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.

Các điều khoản chung của hợp đồng:

- Ghi trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng

- Xử lý tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng

- Ngày hiệu lực và thời điểm thanh lý hợp đồng.

Hợp đồng tiền gửi được lập thành 02 bản:

- 01 bản giao cho bên gửi tiền;

- 01 bản giao cho bên nhận tiền gửi;

Hợp đồng tiền gửi phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên gửi tiền và đại diện bên nhận tiền gửi.

HỢP ĐỒNG ỦY THÁC

(Mẫu số C04-Q)

1. Mục đích: Hợp đồng uỷ thác là bản ký kết giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác nhằm xác nhận số tiền uỷ thác uỷ thác cho bên nhận uỷ thác để thực hiện quản lý và đầu tư thông qua các hoạt động kinh doanh ngân hàng với mục đích hưởng tiền lãi uỷ thác, đồng thời là cơ sở để ghi nhận khoản uỷ thác của Quỹ tích luỹ trả nợ.

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Ghi rõ số, địa điểm và ngày ký kết hợp đồng

Ghi rõ tên Bên uỷ thác là Cục Quản lý nợ và TCĐN, Bộ Tài chính, đồng thời ghi rõ tên, địa chỉ bên nhận uỷ thác, tên, chức vụ của người đại diện cho các bên trong hợp đồng, số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giao dịch của các bên.

Hợp đồng phải ghi rõ: Nội dung uỷ thác; Số tiền, thời hạn, lãi suất uỷ thác; Điều kiện và thời hạn thanh toán gốc và lãi uỷ thác; Điều khoản liên quan đến việc rút vốn uỷ thác trước hạn; Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.

Các điều khoản chung của hợp đồng:

- Ghi trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng

- Xử lý tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng

- Ngày hiệu lực và thời điểm thanh lý hợp đồng.

Hợp đồng tiền gửi/uỷ thác quản lý vốn được lập thành 02 bản:

- 01 bản giao cho bên uỷ thác;

- 01 bản giao cho bên nhận uỷ thác;

Hợp đồng uỷ thác phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên uỷ thác và đại diện bên nhận uỷ thác.

PHỤ LỤC SỐ 02

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính)

1. Danh mục tài khoản kế toán

STT

Số hiệu TK cấp 1

Số hiệu TK cấp 2, 3

n tài khoản

Ghi chú

LOẠI 1 - TÀI SẢN NGẮN HẠN

1

112

Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Chi tiết theo từng TK tại KB, NH theo từng mã nguyên tệ

1121

Tiền Việt Nam

1122

Ngoại tệ

2

114

Tiền gửi có kỳ hạn

Chi tiết theo từng TK tại NH theo từng mã nguyên tệ

1141

Tiền Việt Nam

1142

Ngoại tệ

3

128

Đầu tư trái phiếu Chính phủ

4

131

Phải thu

1311

Phải thu lãi tiền cho vay

1312

Phải thu lãi tiền gửi

1313

Phải thu phí bảo hành

13131

Phải thu phí

13132

Phải thu lãi phạt

1314

Phải thu cơ cấu nợ

1315

Phải thu lãi tiền ứng vốn

13151

Phải thu lãi

13152

Phải thu lãi phạt

1316

Phải thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại

13161

Phải thu dự phòng

13162

Phải thu lãi phạt

1318

Phải thu khác

5

141

Tạm ứng

1411

Tạm ứng hoạt động quỹ

1412

Tạm ứng quản lý quỹ

LOẠI 2 - TÀI SẢN DÀI HẠN

6

221

Ủy thác quản lý vốn

7

231

Cho vay và ứng vốn

2311

Cho NSNN vay

23111

Trong hạn

23112

Quá hạn

23113

Khoanh nợ

2312

Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ

23121

Trong hạn

23122

Quá hạn

23123

Khoanh nợ

2313

Ứng trả thay cho đối tượng được bảo lãnh

23131

Trong hạn

23132

Quá hạn

23133

Khoanh nợ

2318

Ứng vốn khác

23181

Trong hạn

23182

Quá hạn

23183

Khoanh nợ

LOẠI 3 - PHẢI TRẢ

8

331

Phải trả

LOẠI 4 - CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH VÀ QUỸ

9

413

Chênh lệch tỷ giá

10

414

Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ

11

451

Quỹ Tích lũy trả nợ

4511

Nguồn hoạt động Quỹ

4512

Nguồn quản lý Quỹ

LOẠI 5 - CÁC KHOẢN THU

12

541

Thu hoạt động Quỹ

5411

Thu hồi nợ cho vay lại

5412

Thu phí bảo lãnh Chính phủ, lãi phạt chậm trả phí bảo lãnh

5413

Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ

5414

Thu phí quản lý cho vay lại

5415

Lãi chênh lệch tỷ giá

5416

Thu lãi tiền ứng vốn

5417

Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại

5418

Thu hoạt động khác

13

542

Thu quản lý Quỹ

5421

Thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi

5428

Thu quản lý khác

LOẠI 6 - CÁC KHOẢN CHI

14

641

Chi hoạt động Quỹ

6411

Chi trả nợ, hoàn trả ngân sách

6412

Chi xử lý rủi ro

6413

Chi chuyển Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

6415

Lỗ chênh lệch tỷ giá

6418

Chi hoạt động khác

15

642

Chi quản lý Quỹ

LOẠI 9 – XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

16

911

Xác định kết quả

9111

Xác định kết quả hoạt động Quỹ

9112

Xác định kết quả quản lý Quỹ

LOẠI 0 - TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

1

007

Ngoại tệ các loại

Chi tiết theo từng loại ngoại tệ

2. Nội dung và phương pháp hạch toán

1. Tài khoản 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại của Quỹ.

1.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng là các Giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Kho bạc, ngân hàng thương mại kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Hợp đồng vay vốn,…).

- Khi nhận được chứng từ của Kho bạc, ngân hàng thương mại gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo, lịch thanh toán nợ,... nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của Quỹ, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Kho bạc, ngân hàng thì kế toán Quỹ phải thông báo cho Kho bạc, ngân hàng, đơn vị trả nợ để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Kho bạc, ngân hàng trên Giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản tại Kho bạc, ngân hàng và theo từng mã nguyên tệ để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Đối với nguyên tệ thì ghi sổ theo đồng Việt Nam và nguyên tệ. Trường hợp gửi tiền vào Kho bạc, ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được ghi sổ theo cả nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trường hợp rút tiền gửi Kho bạc, ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 112 (1122) theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh.

- Đối với trường hợp mua, bán ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh để ghi sổ kế toán liên quan. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch này trên Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá.

1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 112- Tiền gửi Kho

bạc, ngân hàng

Bên Nợ:

- Các khoản thu hồi nợ gốc, lãi vay bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ chuyển vào tài khoản giao dịch của Quỹ tại Kho bạc, ngân hàng thương mại;

- Các khoản phí (ví dụ phí bảo lãnh, cam kết, quản lý) bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào tài khoản giao dịch của Quỹ tại Kho bạc, ngân hàng thương mại;

- Các khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn được nhập vào gốc tiền gửi tại Kho bạc, ngân hàng thương mại;

- Các trường hợp tăng tiền gửi Kho bạc, ngân hàng thương mại khác.

Bên Có:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ tài khoản giao dịch của Quỹ tại Kho bạc, ngân hàng thương mại để thanh toán;

- Chuyển tiền cho các dự án theo Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng ứng vốn;

- Chuyển tiền thực hiện hợp đồng tiền gửi, Uỷ thác quản lý vốn;

Số dư bên Nợ:

Số dư phản ánh số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn tại tài khoản tiền gửi giao dịch của Quỹ tại Kho bạc, ngân hàng thương mại.

Tài khoản 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam

- Tài khoản 1122- Ngoại tệ.

1.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

a) Các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng Việt Nam:

- Nhận được Giấy báo Có của Kho bạc về số tiền các dự án chuyển trả (gốc, lãi của khoản vay từ nguồn cho vay lại) đã vào tài khoản của Quỹ, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.

- Rút tiền gửi có kỳ hạn về tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, căn cứ Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn.

- Thu lãi từ hoạt động Uỷ thác quản lý vốn, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

- Thu hồi các khoản tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 141- Tạm ứng.

- Đến kỳ thanh toán nợ, NSNN thanh toán các khoản nợ vay theo kế hoạch, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 131- Phải thu (1314).

- Chuyển tiền gửi Kho bạc hoàn trả cho ngân sách, căn cứ vào giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Chuyển tiền gửi Kho bạc đi Uỷ thác quản lý vốn, cho NSNN vay, ứng vốn cho các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại, ghi:

Nợ TK 221- Uỷ thác quản lý vốn

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang gửi có kỳ hạn, ghi:

Nợ TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Tạm ứng cho hoạt động Quỹ (ứng vốn NSNN), tạm ứng cho quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 141- Tạm ứng (1411, 1412)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Dùng tiền gửi mua lại khoản nợ nước ngoài, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu (1314) (số tiền ngân sách còn phải trả theo kế hoạch trả nợ đối với khoản nợ mà Quỹ đã thực hiện cơ cấu lại).

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (số tiền Quỹ thực chi ra đối với khoản nợ đã được mua lại)

Có TK 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ (phần chênh lệch giữa số ngân sách còn phải trả theo kế hoạch trả nợ và số tiền Quỹ thực chi ra đối với khoản nợ đã được mua lại).

- Khi hoàn trả ngân sách số tiền Quỹ phải vay ngân sách để ứng trả thay cho các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả ngân sách

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Thu hồi các khoản ứng vốn, cho vay bằng ngoại tệ nhưng khi thanh toán bằng Đồng Việt Nam, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (tỷ giá ghi trong hợp đồng vốn vay)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (nếu tỷ giá ghi trong hợp đồng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có các TK 221, 231 (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (nếu tỷ giá ghi trong hợp đồng lớn hơn tỷ giá ghi sổ).

b) Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ:

- Nhận được Giấy báo Có của Kho bạc, ngân hàng thương mại về số tiền bằng ngoại tệ các dự án chuyển trả (gốc, lãi) đã vào tài khoản của Quỹ, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Khi nhận được lãi tiền gửi bằng ngoại tệ, căn cứ vào giấy báo Có của Kho bạc, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Có TK 542- Thu quản lý quỹ (5421) (đối với tiền gửi không kỳ hạn) (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Thu lãi từ việc cho các dự án vay lại, cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay và các khoản lãi khác, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Có TK 131- Phải thu (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Đồng thời ghi bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Thu lãi từ hoạt động Uỷ thác quản lý vốn bằng ngoại tệ, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Chuyển tiền gửi trả nợ cho ngân sách bằng ngoại tệ, căn cứ vào Giấy báo Nợ của Kho bạc, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)

Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Chuyển tiền gửi bằng ngoại tệ đi Uỷ thác quản lý vốn, cho NSNN, Ngân hàng phát triển Việt Nam vay, ứng vốn cho các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại, ghi:

Nợ TK 221- Uỷ thác quản lý vốn (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (Tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)

Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ sang gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (1122) (Tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)

Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Trường hợp bán ngoại tệ để mua Đồng Việt Nam thanh toán với ngân sách, căn cứ vào Giấy báo Nợ của Kho bạc, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (Tỷ giá thực tế)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (Tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá ghi sổ).

Đồng thời ghi bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

2. Tài khoản 114- Tiền gửi có kỳ hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng của Quỹ Tích luỹ trả nợ.

2.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 114 - Tiền gửi có kỳ hạn

- Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 114 “Tiền gửi có kỳ hạn” là các chứng từ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền.

- Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng ngân hàng, từng kỳ hạn và theo từng mã nguyên tệ để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Đối với nguyên tệ thì ghi sổ theo cả nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

- Lãi tiền gửi có kỳ hạn được hạch toán vào Tài khoản 542 - Thu quản lý Quỹ.

2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 114 - Tiền gửi có kỳ hạn

Bên Nợ:

- Ghi tăng tiền gửi có kỳ hạn;

- Số lãi tiền gửi có kỳ hạn được nhập vào gốc tiền gửi.

Bên Có:

- Rút tiền gửi có kỳ hạn về Quỹ;

- Chuyển tiền gửi có kỳ hạn cho các dự án theo Hợp đồng vay (nếu chuyển thẳng từ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho đối tượng vay).

Số dư bên Nợ:

Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng.

Tài khoản 114- Tiền gửi có kỳ hạn, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1141- Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, số gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại các ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1142- Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, số gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

2.3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Định kỳ thu lãi tiền gửi Ngân hàng nhập vào gốc tiền gửi có kỳ hạn, ghi:

Nợ TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn

Có TK 131 - Phải thu (1312).

- Rút tiền gửi có kỳ hạn về tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, căn cứ giấy báo Có của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn.

- Nếu chuyển tiền gửi có kỳ hạn trả nợ cho ngân sách trực tiếp từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, căn cứ vào giấy báo Nợ, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động quỹ

Có TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn.

- Nếu chuyển tiền gửi có kỳ hạn đi Uỷ thác quản lý vốn, cho NSNN, ngân hàng phát triển Việt Nam vay, ứng vốn cho các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại ngay từ TK tiền gửi có kỳ hạn, ghi:

Nợ TK 221- Uỷ thác quản lý vốn

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn

Có TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn.

3. Tài khoản 128- Đầu tư trái phiếu Chính phủ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ của Quỹ Tích lũy trả nợ.

3.1. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 128- Đầu tư trái phiếu Chính phủ

- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư trái phiếu theo từng kỳ hạn, từng số lượng...

- Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư trái phiếu.

3.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128- Đầu tư trái phiếu Chính phủ

Bên Nợ:

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ tăng.

Bên Có:

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ giảm.

Số dư bên Nợ:

Giá trị các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ hiện có tại thời điểm báo cáo.

3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi trả tiền mua trái phiếu Chính phủ, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư trái phiếu Chính phủ

Có các TK 112,...

- Định kỳ tính lãi trái phiếu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu (1318)

Có TK 541 - Thu hoạt động Quỹ (5418)

- Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, thu hồi gốc và lãi trái phiếu, ghi:

Nợ TK 112,...

Có TK 128 - Đầu tư trái phiếu Chính phủ

Có TK 131 - Phải thu (1318) (số lãi của các kỳ trước)

Có TK 541 - Thu hoạt động Quỹ (5418)

4. Tài khoản 131- Phải thu

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu như: Phải thu về lãi tiền cho vay, phải thu lãi tiền gửi, phải thu phí bảo lãnh, phải thu cơ cấu nợ, phải thu lãi tiền ứng vốn, phải thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại và các khoản phải thu khác.

4.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 131- Phải thu

- Hạch toán chi tiết theo từng khoản phải thu và từng lần thanh toán.

- Quỹ hạch toán vào Tài khoản 131 các khoản phải thu của NSNN do Quỹ thực hiện cơ cấu nợ (mua lại khoản nợ,...) mà NSNN đã đi vay nước ngoài. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản cho ngân sách vay hoặc các khoản tạm ứng cho ngân sách; các khoản phải thu về nợ cho vay lại.

4.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131- Phải thu

Bên Nợ:

Số tiền phải thu về lãi tiền cho vay, phải thu lãi tiền gửi, phải thu phí bảo lãnh và lãi phạt bảo lãnh (nếu có), phải thu cơ cấu nợ, phải thu lãi tiền ứng vốn và lãi phạt (nếu có), phải thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại và lãi phạt (nếu có) và các khoản phải thu khác theo quy định.

Bên Có:

Số tiền đã thu được từ các khoản phải thu.

Số dư bên Nợ:

Phản ánh các khoản phải thu chưa thu được, còn phải thu.

Tài khoản 131- Phải thu có 5 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1311- Phải thu lãi tiền cho vay: Phản ánh khoản phải thu tiền lãi (như các khoản cho các dự án, Ngân hàng phát triển vay);

- Tài khoản 1312- Phải thu lãi tiền gửi: Phản ánh khoản phải thu lãi tiền gửi có kỳ hạn;

- Tài khoản 1313- Phải thu phí bảo lãnh: Phản ánh các khoản phải thu về phí bảo lãnh, lãi phạt về phí cam kết, phí quản lý bảo lãnh theo hiệp định.

Tài khoản 1313- Phải thu phí bảo lãnh có 2 tài khoản cấp 3:

+ TK 13131 - Phải thu phí: Phản ánh các khoản phải thu về phí cam kết, phí quản lý bảo lãnh theo hiệp định.

+ TK 13132 - Phải thu lãi phạt: Phản ánh các khoản phải thu lãi phạt về phí cam kết, phí quản lý bảo lãnh theo hiệp định.

- Tài khoản 1314- Phải thu cơ cấu nợ: Phản ánh các khoản phải thu NSNN về số nợ đã được mua lại.

- Tài khoản 1315- Phải thu lãi tiền ứng vốn: Phản ánh các khoản phải thu lãi và lãi phạt tiền ứng vốn.

Tài khoản 1315 - Phải thu lãi tiền ứng vốn có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 13151 - Phải thu lãi: Phản ánh các khoản phải thu lãi tiền ứng vốn.

+ Tài khoản 13152 - Phải thu lãi phạt: Phản ánh các khoản phải thu lãi phạt tiền ứng vốn.

- Tài khoản 1316 - Phải thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại: Phản ánh các khoản phải thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại Quỹ được phân bổ.

Tài khoản 1316 - Phải thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 13161 - Phải thu dự phòng: Phản ánh các khoản phải thu về khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại.

+ Tài khoản 13162 - Phải thu lãi phạt: Phản ánh các khoản phải thu lãi phạt từ khoản thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại do đơn vị nộp chậm.

- Tài khoản 1318- Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu khác ngoài các khoản phải thu đã được phản ánh ở các tài khoản phải thu trên (ví dụ: phải thu các khoản chi sai không được duyệt,...).

4.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Cuối kỳ xác định số lãi của các khoản cho vay từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, căn cứ vào Hợp đồng vay, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1311)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5421).

- Khi thu được tiền lãi vay, căn cứ vào Giấy báo Có của KBNN, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu (1311).

- Cuối kỳ xác định số lãi của các khoản ứng vốn, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1318)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5428).

- Khi thu được tiền lãi ứng vốn, căn cứ vào Giấy báo Có của KBNN, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu (1318).

- Cuối kỳ xác định số lãi tiền gửi có kỳ hạn, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1312)

Có TK 542- Thu quản lý quỹ (5421, 5428).

- Khi thu được lãi tiền gửi có kỳ hạn, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (nếu nhận tiền về)

Có TK 131- Phải thu (1312).

- Căn cứ vào số dư nợ tính số phải thu về phí bảo lãnh, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (13131, 13132)

Có TK 541- Thu hoạt động quỹ (5411).

- Khi thu được phí bảo lãnh, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 131- Phải thu (13131, 13132).

- Căn cứ vào số dư nợ tính số phải thu về lãi tiền ứng vốn, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu (13151, 13152)

Có TK 541 - Thu lãi tiền ứng vốn (5416).

- Khi thu được lãi tiền ứng vốn, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu (13151, 13152).

- Khi các khoản phải thu dự phòng đối với các khoản cho vay lại theo quy định của pháp luật được xác định một cách chắc chắn, kế toán ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu (13161, 13162)

Có TK 5417 - Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại

Khi thu được tiền dự phòng đối với các khoản cho vay lại, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu (13161, 13162)

- Trường hợp thu được ngay các khoản dự phòng đối với các khoản cho vay lại theo quy định của pháp luật, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 5417 - Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại

- Khi mua lại khoản nợ của NSNN còn phải trả nợ nước ngoài theo kế hoạch trả nợ, căn cứ vào các chứng từ mua bán nợ, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (số tiền NSNN còn phải trả theo Hợp đồng vay nợ nước ngoài mà Quỹ đã mua)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (số tiền mà Quỹ thực trả)

TK 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ (số chênh lệch giữa số tiền mà Quỹ bỏ ra để mua nợ và số tiền mà NSNN còn phải trả theo Hợp đồng vay nợ nước ngoài).

- Khi Quỹ nhận tiền do NSNN thanh toán nợ theo kế hoạch trả nợ, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu (Chi tiết TK cấp 2 phù hợp).

- Phản ánh số lãi phải thu của các khoản cho vay chuyển sang quá hạn, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (Chi tiết TK cấp 2 phù hợp)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

- Trường hợp được chuyển số phải thu về lãi cho vay quá hạn không thu được sang gộp vào nợ gốc quá hạn theo quy định, ghi:

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (Chi tiết quá hạn)

Có TK 131- Phải thu (Chi tiết TK cấp 2 phù hợp).

5. Tài khoản 141- Tạm ứng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền Quỹ đã tạm ứng cho NSNN, cho các dự án, cho các nghiệp vụ quản lý Quỹ và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

5.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 141- Tạm ứng

- Hạch toán vào tài khoản này là các khoản tạm ứng của Quỹ cho ngân sách, các dự án theo chỉ định của Chính phủ và không tính lãi. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản ứng vốn cho các dự án mà các dự án phải trả lãi.

- Kế toán phải mở sổ chi tiết tài khoản tạm ứng, theo dõi từng đối tượng tạm ứng, theo từng lần tạm ứng và từng lần thanh toán.

5.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 141- Tạm ứng

Bên Nợ:

Các khoản tiền đã tạm ứng.

Bên Có:

Các khoản tạm ứng đã được thanh toán.

Số dư bên Nợ:

Số dư phản ánh số tiền tạm ứng chưa thanh toán.

Tài khoản 141 – Tạm ứng có 2 tài khoản cấp 2:

- TK 1411- Tạm ứng hoạt động Quỹ: Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng cho hoạt động Quỹ như tạm ứng cho ngân sách, các dự án và các khoản tạm ứng khác.

- TK 1412- Tạm ứng quản lý Quỹ: Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng cho nghiệp vụ quản lý Quỹ (chỉ hạch toán vào tài khoản này khi cơ chế tài chính cho phép về các khoản tạm ứng quản lý Quỹ).

5.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Căn cứ vào chứng từ tạm ứng, ghi:

Nợ TK 141- Tạm ứng (1411)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Thu hồi các khoản tạm ứng (như tạm ứng của NSNN, của dự án), ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 141- Tạm ứng (1411).

- Thanh toán số tạm ứng đối với các khoản tạm ứng cho quản lý Quỹ, căn cứ vào Bảng thanh toán tạm ứng, ghi:

Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ

Có TK 141- Tạm ứng (1412).

6. Tài khoản 221- Ủy thác quản lý vốn

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản Uỷ thác quản lý vốn của Quỹ tích luỹ trả nợ vào các ngân hàng thương mại lớn, các tổ chức tài chính trong nước có uy tín và các ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

6.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 221- Ủy thác quản lý vốn

- Chỉ hạch toán vào Tài khoản 221 các khoản tiền mà Quỹ chuyển cho ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ quản lý tài sản của ngân hàng.

- Khoản uỷ thác quản lý vốn vào ngân hàng phải được phản ánh theo giá gốc. Các khoản lãi, phí được thực hiện theo nội dung đã ghi trong Hợp đồng.

- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản Uỷ thác quản lý vốn vào từng ngân hàng, từng khoản uỷ thác.

- Các khoản thu nhập từ hoạt động Uỷ thác quản lý vốn được hạch toán vào Tài khoản 542 - Thu quản lý Quỹ.

6.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 221- Ủy thác quản lý vốn

Bên Nợ:

Phản ánh giá trị các khoản Uỷ thác quản lý vốn tăng.

Bên Có:

Phản ánh giá trị các khoản Uỷ thác quản lý vốn giảm.

Số dư bên Nợ:

Số dư phản ánh giá trị các khoản Uỷ thác quản lý vốn hiện có của Quỹ tại các ngân hàng thương mại.

6.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Khi Quỹ chuyển tiền gửi của Quỹ để thực hiện hoạt động Uỷ thác quản lý vốn, căn cứ vào Hợp đồng tiền gửi, Uỷ thác quản lý vốn, ghi:

Nợ TK 221- Uỷ thác quản lý vốn

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

- Khi nhận được tiền về các khoản lợi nhuận được chia từ hoạt động Uỷ thác quản lý vốn, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Nợ TK 221- Uỷ thác quản lý vốn (Trường hợp lợi nhuận được chia để lại tăng khoản Uỷ thác quản lý vốn, nếu có)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

- Khi thu hồi các khoản Uỷ thác quản lý vốn, ghi:

Nợ 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 221- Uỷ thác quản lý vốn.

- Trường hợp đến ngày đáo hạn Quỹ chưa thu hồi khoản Uỷ thác quản lý vốn, lãi và gốc đầu tư được nhập chuyển sang kỳ tiếp theo, căn cứ Hợp đồng ghi:

Nợ TK 221- Uỷ thác quản lý vốn (phần lãi được nhập vào gốc)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

7. Tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản cho vay và ứng vốn của Quỹ theo quy định của pháp luật.

7.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn

- Các khoản cho vay và ứng vốn bao gồm: Cho NSNN vay, ứng vốn cho các dự án cho vay lại, ứng vốn cho các dự án được bảo lãnh.

- Khi cho vay, ứng vốn kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền cho vay, ứng vốn theo đối tượng; phương thức, thời hạn và lãi suất vay, ứng vốn.

- Hạch toán vào tài khoản này là các khoản cho vay có lãi, lãi từ khoản cho vay được hạch toán vào TK 542- Thu quản lý quỹ.

- Hạch toán vào tài khoản cho vay theo nguyên tắc giá gốc. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, khi giảm trừ các khoản cho vay thì hạch toán bên Có tài khoản cho vay theo tỷ giá ghi sổ.

- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản vay trong hạn, khoanh nợ và xóa nợ. Các khoản cho vay khi hết hợp đồng nhưng chưa thu hồi được thì chuyển từ khoản vay trong hạn sang khoanh nợ, quá thời hạn gia hạn nợ nếu được cấp có thẩm quyền cho phép xóa nợ thì chuyển từ khoanh nợ sang xóa nợ. Khi được xóa nợ thì kế toán ghi giảm nợ vay.

7.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn

Bên Nợ:

Phản ánh giá trị các khoản cho vay, ứng vốn tăng.

Bên Có:

Phản ánh giá trị các khoản cho vay, ứng vốn giảm.

Số dư bên Nợ:

Số dư phản ánh giá trị khoản cho vay, ứng vốn hiện có.

Tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2311- Cho NSNN vay: Phản ánh khoản tiền cho NSNN vay có tính lãi, gồm 3 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 23111- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho NSNN vay và tình hình thu hồi các khoản cho NSNN vay trong hạn.

+ Tài khoản 23112- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho NSNN vay đã quá thời hạn trả nhưng NSNN chưa trả.

+ Tài khoản 23113- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho NSNN vay nhưng NSNN không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.

- Tài khoản 2312- Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, gồm 3 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 23121- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ và tình hình thu hồi các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ trong hạn.

+ Tài khoản 23122- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ đã quá thời hạn trả nhưng các dự án chưa trả.

+ Tài khoản 23123- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ nhưng các dự án không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.

- Tài khoản 2313- Ứng trả thay cho đối tượng được bảo lãnh, gồm 3 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 23131- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh và tình hình thu hồi các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh trong hạn.

+ Tài khoản 23132- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh đã quá thời hạn trả nhưng các dự án chưa trả.

+ Tài khoản 23133- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh nhưng các dự án không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.

- Tài khoản 2318- Ứng vốn khác, gồm 3 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 23181- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định và tình hình thu hồi các khoản ứng vốn trong hạn.

+ Tài khoản 23182- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định đã quá thời hạn trả nhưng các đối tượng chưa trả.

+ Tài khoản 23183- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định nhưng các đối tượng không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.

7.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Khi xuất tiền cho vay, căn cứ Hợp đồng hoặc khế ước vay và chứng từ xuất tiền cho vay, ghi:

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết trong hạn)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

- Định kỳ tính số tiền lãi về cho vay phải thu, căn cứ vào hợp đồng cho vay ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1311)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

- Khi các tổ chức, dự án trả tiền lãi vay, căn cứ vào Giấy báo Có của KBNN, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 131- Phải thu (1311).

- Khi thu hồi các khoản tiền cho vay, căn cứ vào chứng từ thu hồi vốn vay (gốc), Giấy báo Có của KBNN, ngân hàng thương mại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (Chi tiết theo từng đối tượng vay) (Tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ).

- Khi đến hạn trả nhưng đối tượng vay không gia hạn nợ, không trả được nợ và được cơ quan có thẩm quyền cho xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn.

- Khi đến hạn trả nhưng đối tượng vay chưa trả nợ và không gia hạn nợ thì khoản nợ vay được chuyển sang nợ quá hạn, ghi:

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết quá hạn)

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết trong hạn).

- Các khoản thiệt hại về vốn cho vay (do thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt) hoặc được cấp có thẩm quyền chuyển sang khoanh nợ chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết khoanh nợ)

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết quá hạn).

- Khi ứng trả thay cho đối tượng được bảo lãnh; Ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định, ghi:

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

- Khi các đối tượng ứng vốn hoàn trả lại số vốn đã ứng, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp).

- Đối với hoạt động ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ

Khi Quỹ ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, ghi:

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (2131)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

Phần Quỹ thu về các khoản đã ứng vốn để cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (2131).

Phần lãi từ hoạt động ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ (trường hợp thu được ngay lãi), ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5421).

8. Tài khoản 331- Phải trả

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Quỹ.

Tài khoản này còn phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Quỹ cho ngân sách trong các trường hợp phải trả thay các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính chuyển trả trực tiếp từ Quỹ cho chủ nợ nhưng Quỹ không đủ nguồn phải tạm ứng từ NSNN hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

8.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 331- Phải trả

- Mọi khoản nợ phải trả của Quỹ đều phải được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả, nội dung phải trả và từng lần thanh toán. Số nợ phải trả của Quỹ trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ chi tiết phải trả của các khoản nợ.

- Phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả và thanh toán kịp thời, đúng hạn.

- Kế toán chi tiết các khoản nợ phải trả phải mở sổ chi tiết tài khoản để theo dõi các khoản nợ phải trả theo từng đối tượng.

8.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331- Phải trả

Bên Nợ:

- Phản ánh số tiền đã trả cho các đối tượng phải trả;

- Phản ánh số tiền đã trả cho NSNN.

Bên Có:

- Phản ánh số tiền phải trả cho các đối tượng phải trả;

- Phản ánh số tiền phải trả cho NSNN trong các trường hợp được phép của cấp có thẩm quyền phải trả thay các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính chuyển trả trực tiếp từ Quỹ cho chủ nợ nhưng Quỹ không đủ nguồn phải vay từ các nguồn khác của NSNN.

Số dư bên Có:

- Phản ánh số tiền còn phải trả cho các đối tượng phải trả;

- Phản ánh số tiền còn phải trả cho NSNN.

8.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Phản ánh số phí bảo lãnh, các khoản thu hồi nợ vay về cho vay lại do các doanh nghiệp, cơ quan cho vay lại nộp thừa so với số phải nộp, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 331- Phải trả.

- Nếu số phí bảo lãnh, các khoản thu hồi nợ vay về cho vay lại nộp thừa được bù trừ vào kỳ tiếp theo, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.

- Nếu trả lại số tiền doanh nghiệp, cơ quan đã nộp thừa, khi trả lại, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

- Trường hợp được chi bổ sung kinh phí tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ theo quy định, ghi:

Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ

Có TK 331- Phải trả.

- Trường hợp được phép của cấp có thẩm quyền, tạm ứng nguồn của NSNN để cho vay khi có hợp đồng ứng vốn với người được bảo lãnh, trường hợp NSNN chuyển thẳng cho các dự án, ghi:

Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn

Có TK 331- Phải trả.

- Khi trả tiền cho ngân sách, căn cứ chứng từ trả tiền, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

- Trường hợp được phép của cấp có thẩm quyền, tạm ứng nguồn của NSNN để trả trực tiếp cho chủ nợ, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động quỹ (6411) (nếu trả trực tiếp)

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 331- Phải trả.

- Khi trả tiền cho NSNN, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

- Khi tính lãi vay phải trả cho NSNN, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động quỹ (6418)

Có TK 331- Phải trả

- Khi trả phí cho NSNN, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

9. Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đó.

9.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá

- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Đối với trường hợp mua, bán ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch này trên Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá.

- Đối với trường hợp dự án trả các khoản vay ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá quy định tại Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng ứng vốn.

- Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá được hạch toán ngay vào TK 413- Chênh lệch tỷ giá khi nghiệp vụ phát sinh.

- Quỹ được phép đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố.

- Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán (năm) sau khi bù trừ trên TK 413 được kết chuyển vào bên Có các TK 541- Thu hoạt động Quỹ (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) hoặc vào bên Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái).

- Đơn vị phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản: Tiền gửi Kho bạc; Tiền gửi có kỳ hạn; Các khoản phải thu; Các khoản phải trả,….

9.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá

Bên Nợ:

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh (lỗ tỷ giá hối đoái) trong kỳ của các nghiệp vụ bằng ngoại tệ;

- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá (lãi tỷ giá hối đoái) vào TK 541. - Thu hoạt động Quỹ.

- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ (lỗ tỷ giá hối đoái) hàng tháng của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá hối đoái) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào bên Có TK 541 - Thu hoạt động Quỹ.

Bên Có:

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh (lãi tỷ giá hối đoái) của các nghiệp vụ bằng ngoại tệ.

- Kết chuyển xử lý số chênh lệch tỷ giá (lỗ tỷ giá hối đoái) vào Tài khoản 641 - Chi hoạt động Quỹ.

- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ (lãi tỷ giá hối đoái) hàng tháng của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá hối đoái) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào bên Nợ TK 641 - Chi hoạt động Quỹ.

Tài khoản này có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:

Số dư bên Nợ:

Phản ánh số chênh lệch tỷ giá (lỗ tỷ giá hối đoái) chưa xử lý đến cuối kỳ báo cáo.

Số dư bên Có:

Phản ánh số chênh lệch tỷ giá (lãi tỷ giá hối đoái) chưa xử lý đến cuối kỳ báo cáo.

9.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Rút tiền gửi Kho bạc bằng ngoại tệ mua Đồng Việt Nam trả nợ cho ngân sách, căn cứ vào Giấy báo Nợ, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (tỷ giá thực tế)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá ghi sổ).

Đồng thời ghi bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Thu hồi vốn của hoạt động Uỷ thác quản lý vốn, NSNN, Ngân hàng phát triển Việt Nam, các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố).

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá do Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 221- Uỷ thác quản lý vốn (tỷ giá ghi sổ); hoặc

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ).

Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng sang tài khoản tiền gửi không kỳ tại KBNN, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (1121) (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)

Có TK 114- Tiền gửi có kỳ hạn (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)

Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).

- Cuối năm, kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Số chênh lệch tỷ giá tăng, kết chuyển vào bên Có của Tài khoản 541, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.

Số chênh lệch tỷ giá giảm, kết chuyển vào bên Nợ của Tài khoản 641, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.

- Kế toán chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại hàng tháng của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố của tháng tiếp theo.

Trường hợp tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố của tháng tiếp theo lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán thì xử lý số chênh lệch tỷ giá như sau:

Đối với các khoản tiền gửi, các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 112, 114, 141, 131

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.

Đối với nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá

Có TK 331- Phải trả.

Trường hợp tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố của tháng tiếp theo nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán thì xử lý số chênh lệch tỷ giá như sau:

Đối với các khoản tiền gửi, các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá

Có các TK 112, 114, 141, 131.

Đối với nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.

- Xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.

Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, kết chuyển số lỗ tỷ giá hối đoái vào TK 641, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6415)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.

Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, kết chuyển số lãi tỷ giá hối đoái vào TK 541, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (5415).

10. Tài khoản 414 - Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch và xử lý số chênh lệch phát sinh từ hoạt động cơ cấu nợ (mua lại nợ, tái cơ cấu,...).

10.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ

Chỉ hạch toán vào Tài khoản 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ số chênh lệch giữa số tiền thực tế Quỹ bỏ ra để mua lại khoản nợ nước ngoài (đối với khoản nợ đã thực hiện cơ cấu lại) với số tiền ngân sách còn phải trả nước ngoài theo kế hoạch trả nợ.

10.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ

Bên Nợ:

Kết chuyển vào TK 542- Thu quản lý Quỹ khi NSNN đã trả hết tiền cho Quỹ theo từng khoản nợ.

Bên Có:

Số chênh lệch giữa số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ mà Quỹ đã thực hiện cơ cấu lại lớn hơn số tiền thực tế Quỹ chi ra đối với khoản nợ này.

Số dư bên Có:

Phản ánh số chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ chưa xử lý.

10.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Khi mua lại khoản nợ của NSNN còn phải trả nợ nước ngoài theo kế hoạch trả nợ, căn cứ vào các chứng từ mua bán nợ, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1314) (số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ đối với khoản nợ mà Quỹ đã thực hiện cơ cấu lại

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (Số tiền mà Quỹ thực trả)

TK 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ (Số chênh lệch giữa số tiền mà Quỹ thực trả đối với khoản nợ đã được cơ cấu lại và số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ)

- Khi NSNN trả hết tiền cho Quỹ, kế toán kết chuyển số chênh lệch giữa số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ và số tiền Quỹ thực trả đối với khoản nợ đã thực hiện cơ cấu lại vào Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

11. Tài khoản 451- Quỹ Tích luỹ trả nợ

Tài khoản 451 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình xác định kết quả chênh lệch thu chi làm tăng, giảm Quỹ tích lũy trả nợ.

11.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 451- Quỹ Tích lũy trả nợ

- Việc ghi tăng, giảm Quỹ phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành đối với các khoản thu, các khoản chi của Quỹ Tích lũy trả nợ.

- Các khoản thu của Quỹ Tích lũy trả nợ được phản ánh qua TK 541 “Thu hoạt động Quỹ” và TK 541 “Thu quản lý Quỹ”.

- Các khoản chi của Quỹ Tích lũy trả nợ được phản ánh qua TK 641 “Chi hoạt động Quỹ” và TK 642 “Chi quản lý Quỹ”.

- Sau khi xác định kết quả chênh lệch thu chi, căn cứ số chênh lệch, kế toán ghi tăng hoặc giảm Quỹ Tích lũy trả nợ.

11.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 451- Quỹ Tích luỹ trả nợ

Bên Nợ:

Phản ánh số Quỹ Tích luỹ trả nợ giảm do xác định kết quả chênh lệch chi lớn hơn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ.

Bên Có:

Phản ánh số Quỹ Tích luỹ trả nợ tăng do xác định kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của Quỹ Tích lũy trả nợ.

Số dư bên Có:

Phản ánh số dư của Quỹ Tích luỹ trả nợ hiện có.

Tài khoản 451- Quỹ Tích lũy trả nợ có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 4511- Nguồn hoạt động Quỹ: Phản ánh nguồn Quỹ trích lập từ thu, chi hoạt động của Quỹ.

- Tài khoản 4512- Nguồn quản lý Quỹ: Phản ánh nguồn Quỹ trích lập từ thu, chi quản lý của Quỹ.

11.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số thu hoạt động Quỹ và thu quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 541- Thu hoạt động Quỹ

Nợ TK 542- Thu quản lý Quỹ

Có TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112).

- Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số chi hoạt động Quỹ và chi quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112)

Có TK 641- Chi hoạt động Quỹ

Có TK 642- Chi quản lý Quỹ.

- Tính và kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112)

Có TK 451- Quỹ Tích luỹ trả nợ (4511, 4512).

- Tính và kết chuyển số thu nhỏ hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 451- Quỹ Tích luỹ trả nợ (4511, 4512).

Có TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112).

12. Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu mang tính chất hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

12.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 541- Thu hoạt động quỹ

- Các khoản thu phản ánh vào tài khoản này bao gồm: Thu hồi gốc, lãi và phí của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ (sau khi trừ phí dịch vụ cho vay lại) theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thoả thuận cho vay lại; Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; Thu phí quản lý cho vay lại; Thu phí bảo lãnh của Chính phủ và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có); Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ và các khoản thu hoạt động quỹ khác.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn của Quỹ theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thoả thuận cho vay lại và các khoản thu quản lý quỹ khác;

- Tất cả các khoản thu liên quan đến hoạt động của Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Có Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số thu hoạt động quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.

12.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ

Bên Nợ:

- Kết chuyển số thu hoạt động quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.

Bên Có:

- Gốc, lãi cho vay lại từ vốn vay ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ (sau khi trừ phí dịch vụ cho vay lại) theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thoả thuận cho vay lại;

- Các khoản phí vay phải trả nước ngoài (như phí bảo hiểm, phí cam kết, phí quản lý).

- Các khoản thu phí bảo lãnh, lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có) và các khoản thu hồi nợ theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

- Các khoản lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ;

- Các khoản thu hoạt động quỹ khác.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5411- Thu hồi nợ cho vay lại: phản ánh các khoản thu hồi nợ (bao gồm gốc và lãi) các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ.

- Tài khoản 5412- Thu phí bảo lãnh Chính phủ, lãi phạt chậm trả phí bảo lãnh: Tài khoản này phản ánh các khoản thu phí bảo lãnh Chính phủ và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có).

- Tài khoản 5413- Thu lãi do cấu lại khoản nợ, danh mục nợ: Tài khoản này phản ánh các khoản thu lãi từ việc cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.

- Tài khoản 5414- Thu phí quản lý cho vay lại: Tài khoản này phản ánh các khoản thu về phí cho vay lại.

- Tài khoản 5415- Lãi chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này phản ánh các khoản thu của Quỹ từ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Tài khoản 5416- Thu lãi tiền ứng vốn: Tài khoản này phản ánh các khoản thu từ hoạt động ứng vốn.

- Tài khoản 5417- Thu dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay lại: Tài khoản này phản ánh các khoản thu dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay lại.

- Tài khoản 5418- Thu hoạt động khác: phản ánh các khoản thu hoạt động hợp pháp khác của Quỹ.

12.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Khi các cơ quan cho vay lại, cơ quan cấp bảo lãnh và các đơn vị vay lại chuyển tiền thanh toán các khoản gốc, lãi cho vay từ nguồn cho vay lại, căn cứ vào Giấy báo Có của ngân hàng và bảng kê chi tiết của từng dự án (đối với trường hợp nhiều dự án), ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.

- Trong kỳ căn cứ vào tổng số dư nợ để xác định số phí phải thu, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.

- Khi nhận được số tiền phí phải trả, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng về phí vay phải trả nước ngoài (như phí bảo hiểm, phí cam kết, phí quản lý) và các khoản phí cho vay lại trong trường hợp NSNN trả cho nước ngoài theo các hiệp định vay, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (trả ngay trong kỳ)

Có TK 131- Phải thu (13131, 13132).

- Xác định số phí bảo lãnh phải thu, căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (13131, 13132)

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.

- Khi thu được phí bảo lãnh, phí cho vay lại, thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 541- Thu hoạt động quỹ (trả ngay trong kỳ) (5412)

Có TK 131- Phải thu (13131, 13132).

- Khi thu được các khoản lãi từ tiền ứng vốn, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 541- Thu hoạt động quỹ (nếu được trả ngay trong kỳ) (5416)

Có TK 131- Phải thu (13151, 13152).

- Khi thu được các khoản lãi từ tiền thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại theo quy định, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 541- Thu hoạt động quỹ (nếu được trả ngay trong kỳ) (5417)

Có TK 131- Phải thu (13161, 13162).

- Khi nhận được các khoản tiền của Chính phủ về các khoản thu được phép làm tăng thu hoạt động Quỹ, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (chi tiết tài khoản tương ứng).

- Định kỳ tính lãi trái phiếu Chính phủ và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu (1318)

Có TK 541 - Thu hoạt động Quỹ (5418)

- Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, thu hồi gốc và lãi trái phiếu, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 128 - Đầu tư trái phiếu Chính phủ

Có TK 131 - Phải thu (1318) (số lãi của các kỳ trước)

Có TK 541 - Thu hoạt động Quỹ (5418)

- Cuối kỳ, kết chuyển số thu hoạt động quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 541- Thu hoạt động Quỹ

Có TK 911- Xác định kết quả (9111).

13. Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của Quỹ từ nghiệp vụ quản lý Quỹ.

13.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 542- Thu quản lý‎ quỹ

- Phản ánh vào tài khoản này các khoản thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn của Quỹ theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thỏa thuận cho vay lại; Các khoản thu quản lý khác.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản: Thu hồi gốc, lãi và phí của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thỏa thuận cho vay lại; Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; Thu phí bảo lãnh của Chính phủ và lãi phạt chậm trả phí bảo lãnh; Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ; Thu phí cho vay lại và các khoản thu hoạt động quỹ khác.

- Tất cả các khoản thu quản lý Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Có Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số thu quản lý quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.

13.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ

Bên Nợ:

Kết chuyển số thu quản lý quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.

Bên Có:

Phản ánh các khoản thu quản lý quỹ phát sinh trong kỳ

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 542 - Thu hoạt động Quỹ, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5421- Thu lãi tiền gửi, lãi từ uỷ thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi: Tài khoản này phản ánh các khoản thu lãi tiền gửi, lãi từ uỷ thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ được thu theo quy định theo các quy định cụ thể trong các hợp đồng tiền gửi hoặc uỷ thác.

- Tài khoản 5428- Thu quản lý khác: Tài khoản này phản ánh các khoản thu quản lý hợp pháp khác của Quỹ.

13.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Cuối kỳ tính lãi tiền cho các dự án, ngân hàng phát triển, NSNN (đối với các khoản vay có lãi) vay từ tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1311)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

- Cuối kỳ tính lãi tiền gửi có kỳ hạn, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1312)

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

- Khi NSNN trả hết tiền cho Quỹ, kế toán kết chuyển số chênh lệch giữa số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ và số tiền Quỹ thực trả đối với khoản nợ đã thực hiện cơ cấu lại vào Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.

- Khi các dự án chuyển tiền thanh toán các khoản lãi do Quỹ cho vay, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc và bảng kê chi tiết của từng dự án (đối với trường hợp nhiều dự án), ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (trả ngay trong kỳ)

Có TK 131 - Phải thu (1311).

- Cuối kỳ, kết chuyển số thu quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả", ghi:

Nợ TK 542- Thu quản lý Quỹ

Có TK 911- Xác định kết quả (9112).

14. Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

14.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ

- Việc ghi chi hoạt động Quỹ phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành.

- Các khoản chi phản ánh vào tài khoản này bao gồm: Hoàn trả NSNN các khoản NSNN đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại; Các khoản ứng vốn cho các dự án hoặc ứng bảo lãnh cho các dự án nhưng các dự án không có khả năng hoàn trả được các cấp có thẩm quyền cho phép xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ; Các khoản chuyển về Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại theo quy định hiện hành.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản ứng vốn cho vay lại hoặc ứng vốn bảo lãnh.

- Tất cả các khoản chi hoạt động của Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Nợ của TK 641- Chi hoạt động Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số chi hoạt động Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.

14.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ

Bên Nợ :

- Trả nợ nước ngoài hoặc hoàn trả NSNN các khoản NSNN đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại;

- Các khoản ứng vốn cho các dự án hoặc ứng bảo lãnh cho các dự án nhưng các dự án không có khả năng hoàn trả được các cấp có thẩm quyền cho phép xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ;

- Các khoản chuyển về Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại theo quy định hiện hành;

- Chi hoạt động Quỹ khác.

Bên Có:

Kết chuyển số chi hoạt động Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả".

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ có 5 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6411- Chi trả nợ, hoàn trả ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản chi hoàn trả NSNN các khoản NSNN đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 6412- Chi xử lý rủi ro: Tài khoản này phản ánh các khoản ứng vốn cho các dự án vay lại, các khoản ứng vốn trả thay cho các dự án vay có bảo lãnh của Chính phủ theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng sau đó các dự án không có khả năng trả nợ nên được xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ.

- Tài khoản 6413- Chi chuyển cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại: Tài khoản này phản ánh số phí bảo lãnh và phí cho vay lại chuyển cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại theo tỷ lệ quy định.

- Tài khoản 6415- Lỗ chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này phản ánh các khoản chi của Quỹ về lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Tài khoản 6418- Chi hoạt động khác: Phản ánh các khoản chi hoạt động khác theo qui định của cấp có thẩm quyền.

14.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Căn cứ vào thông tri trả nợ và chứng từ trích từ tài khoản Tiền gửi Kho bạc trả nợ hoặc hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước vào hàng quý, số tiền hoàn trả cho ngân sách, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6411)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Trường hợp các dự án ứng vốn bảo lãnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng sau đó các dự án không có khả năng trả nợ được phép xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ, căn cứ vào chứng từ, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6412)

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (2314).

- Trường hợp ứng vốn cho các dự án cho vay lại nhưng sau đó các dự án không có khả năng trả nợ được phép xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ, căn cứ vào chứng từ cho phép xóa nợ, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6412)

Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (2313).

- Căn cứ chứng từ trích từ tài khoản Tiền gửi Kho bạc chuyển cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại số thu từ phí cho vay lại và phí bảo lãnh theo tỷ lệ quy định, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6413)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Những khoản chi sai, chi vượt định mức, tiêu chuẩn không được duyệt phải thu hồi hoặc chuyển xử lý, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1318)

Có TK 641- Chi hoạt động Quỹ (chi tiết TK tương ứng)

- Khi tính lãi vay phải trả cho NSNN, ghi:

Nợ TK 641- Chi hoạt động quỹ (6418)

Có TK 331- Phải trả.

- Khi trả phí cho NSNN, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

- Cuối kỳ, kết chuyển số chi hoạt động quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả", ghi

Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111)

Có TK 641- Chi hoạt động Quỹ.

15. Tài khoản 642- Chi quản lý Quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi quản lý Quỹ theo quy định của cơ chế tài chính.

15.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 642- Chi quản lý‎‎ Quỹ

- Tài khoản này chỉ dùng để hạch toán khi có cơ chế quản lý tài chính cho phép chi các khoản chi quản lý Quỹ.

- Các khoản chi phản ánh vào tài khoản này bao gồm các khoản chi mang tính chất quản lý Quỹ như các khoản chi lương kiêm nhiệm, các chi phí khác ngoài các khoản chi hoạt động Quỹ (theo quy chế tài chính của Quỹ).

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản chi thuộc chi hoạt động Quỹ.

- Tất cả các khoản chi từ quản lý Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số chi quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả".

15.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642- Chi quản lý Quỹ

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi quản lý Quỹ phát sinh

Bên Có:

Kết chuyển số chi quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả".

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

15.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Khi chi quản lý Quỹ, căn cứ Giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

- Những khoản chi sai, chi vượt định mức, tiêu chuẩn không được duyệt phải thu hồi hoặc chuyển xử lý, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu (1318)

Có TK 642- Chi quản lý Quỹ.

- Cuối kỳ, kết chuyển số chi quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả", ghi

Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111)

Có TK 642- Chi quản lý Quỹ.

16. Tài khoản 911- Xác định kết quả

16.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 911- Xác định kết quả

- Tài khoản 911- Xác định kết quả: Tài khoản này xác định và phản ánh kết quả hoạt động và quản lý của Quỹ trong một kỳ kế toán.

- Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ của Quỹ.

- Kết quả phải được hạch toán chi tiết theo hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ.

16.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 911- Xác định kết quả

Bên Nợ:

Chi phí hoạt động Quỹ và chi phí quản lý Quỹ; Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi.

Bên Có:

Thu hoạt động Quỹ và thu quản lý Quỹ; Kết chuyển chênh lệch thu nhỏ hơn chi.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 911- Xác định kết quả, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 9111- Xác định kết quả hoạt động Quỹ: Phản ánh kết quả hoạt động của Quỹ trong một kỳ kế toán.

- Tài khoản 9112- Xác định kết quả quản lý Quỹ: Phản ánh kết quả quản lý của Quỹ trong một kỳ kế toán.

16.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số thu hoạt động Quỹ và thu quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 541- Thu hoạt động Quỹ

Nợ TK 542- Thu quản lý Quỹ

Có TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112).

- Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số chi hoạt động Quỹ và chi quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112)

Có TK 641- Chi hoạt động Quỹ

Có TK 642- Chi quản lý Quỹ.

- Tính và kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112)

Có TK 451- Quỹ Tích luỹ trả nợ (4511, 4512).

- Tính và kết chuyển số thu nhỏ hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 451- Quỹ Tích luỹ trả nợ (4511, 4512)

Có TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112).

17. Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại

17.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại

- Tài khoản 007 phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của các loại ngoại tệ có ở các tài khoản của Quỹ mở tại Kho bạc Nhà nước.

- Trên Tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.

- Kế toán chi tiết Tài khoản 007 theo từng loại nguyên tệ, từng tài khoản.

17.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại

Bên Nợ:

Phản ánh số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).

Bên Có:

Phản ánh số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).

Số dư bên Nợ:

Phản ánh số ngoại tệ còn lại (Nguyên tệ).

PHỤ LỤC SỐ 03

HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính)

1. Danh mục sổ kế toán

STT

TÊN SỔ

KÝ HIỆU

1

2

3

1

Chứng từ ghi sổ

S01a-Q

2

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

S01b-Q

3

Sổ Cái

S02-Q

4

Sổ chi tiết tiền gửi

S03-Q

5

Sổ theo dõi cho vay

S04-Q

6

Sổ chi tiết các tài khoản

S05-Q

7

Sổ thu hoạt động Quỹ

S06-Q

8

Sổ thu quản lý Quỹ

S07-Q

9

Sổ chi hoạt động Quỹ

S08-Q

10

Sổ chi quản lý Quỹ

S09-Q

2. Mẫu sổ kế toán

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S01a-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số:.........

Trích yếu

Số hiệu tài khoản

Số tiền

Ghi chú

Nợ

A

B

C

1

D

Cộng

x

x

x

Kèm theo ... chứng từ kế toán.


NGƯỜI LẬP

(Ký, họ tên)

Ngày ... tháng ... năm....
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S01b-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Năm...

Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Số hiệu

Ngày, tháng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Số tiền

A

B

1

A

B

1

Cộng

Cộng

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ............................................................

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

Ngày ..... tháng....... năm ......
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S01a-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ CÁI

Năm:.....................

Tài khoản cấp 1: ...

Tài khoản cấp 2: ...

Ngày,

Chứng từ

Số hiệu

Tài khoản

Ghi

tháng

Số

Ngày

Diễn giải

tài khoản

Nợ

chó

ghi sổ

hiệu

tháng

đối ứng

A

B

C

D

E

1

2

F

- Số dư đầu năm

- Số phát sinh trong tháng

- Cộng số phát sinh tháng

x

x

- Số dư cuối tháng

x

x

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

x

x

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ............................................................

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

Ngày ..... tháng....... năm ......
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)


BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S03-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

Năm:.......................

Nơi mở tài khoản giao dịch: ................

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: ..............

Loại tiền gửi: .......................................

Ngày,

Chứng từ

Tỷ giá

Thu (Gửi vào)

Chi (Rút ra)

Tồn (Còn lại)

Ghi

tháng

Số

Ngày

Diễn giải

hối đoái

Nguyên

Quy đổi

Nguyên

Quy đổi

Nguyên

Quy đổi

chú

ghi sổ

hiệu

tháng

(hoặc đơn giá)

tệ

ra đồng VN

tệ

ra đồng VN

tệ

ra đồng VN

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

E

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ............................................................

Ngày ... tháng ... năm......

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S04-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ THEO DÕI CHO VAY

Tổng số vốn vay:................................ Thời hạn vay:.........................................

Tên dự án:.......................................... Thời gian bắt đầu trả nợ:........................

Đối tượng vay:................................... Tỷ lệ lãi suất vay:...................................

Ngày

Chứng từ

Số tiền cho vay

Thu nợ

Dư nợ (Gốc)

Số lãi

tháng

Số

Ngày

Nội dung

Tổng

Trong đó

Gốc

Lãi

Tổng

Trong đó

còn

Xoá

ghi sổ

hiệu

tháng

số

Quá

Khoanh

Tổng

Quá

Khoanh

Tổng

Quá

Khoanh

số

Quá

Khoanh

phải

nợ

hạn

nợ

số

hạn

nợ

số

hạn

nợ

hạn

nợ

thu

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Cộng

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ............................................................

Ngày ... tháng ... năm....

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S05-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

Năm:.........................

Tên tài khoản: ....................Số hiệu: .....................

Đối tượng: ............................................................

Ngày, tháng

Chứng từ

Diễn giải

Số phát sinh

Số dư

Ghi chú

ghi sổ

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

Nợ

A

B

C

D

1

2

3

4

E

Số dư đầu kỳ

- Cộng phát sinh tháng

x

x

- Số dư cuối tháng

x

x

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

x

x

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ............................................................

Ngày ... tháng ... năm......

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S06-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ THU HOẠT ĐỘNG QUỸ

Năm...........

Ngày tháng ghi sổ

Chứng từ

Trong đó

Số hiệu

Ngày, tháng

DIỄN GIẢI

Tổng số thu

Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của CP

Thu phí bảo lãnh Chính phủ, lãi phạt chậm trả (nếu có)

Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ

Thu phí cho vay lại

Lãi chênh lệch tỷ giá

Thu lãi tiền ứng vốn

Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại

Thu hoạt động khác

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Số dư đầu kỳ

- Cộng phát sinh trong kỳ

- Số dư cuối kỳ

- Sổ này có...trang, đánh số từ trang 01 đến trang..........

- Ngày mở sổ:.................................................................

Ngày... tháng... năm.....

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S07-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ THU QUẢN LÝ QUỸ

Năm...........

Ngày

Chứng từ

Tổng

Trong đó

tháng

Số

Ngày,

DIỄN GIẢI

số thu

Thu lãi tiền gửi, lãi ủy thác

Thu

ghi sổ

hiệu

tháng

quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi

quản lý khác

A

B

C

D

1

2

3

Số dư đầu kỳ

- Cộng phát sinh trong kỳ

- Số dư cuối kỳ

- Sổ này có...trang, đánh số từ trang 01 đến trang..........

- Ngày mở sổ:.................................................................

Ngày... tháng... năm.....

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S08-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI HOẠT ĐỘNG QUỸ

Năm...........

Ngày

Chứng từ

Tổng số chi

Trong đó

tháng

Số

Ngày,

DIỄN GIẢI

Chi trả nợ, hoàn trả ngân sách

Chi xử lý rủi ro

Chi chuyển Cục QLN&TCĐN

Lỗ chênh lệch tỷ giá

Chi hoạt động khác

ghi sổ

hiệu

tháng

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

- Số dư đầu kỳ

- Cộng phát sinh trong kỳ

- Số dư cuối kỳ

- Sổ này có...trang, đánh số từ trang 01 đến trang..........

- Ngày mở sổ:.................................................................

Ngày... tháng... năm.....

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu số: S09-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI QUẢN LÝ QUỸ

Năm...........

Ngày

Chứng từ

Tổng

Trong đó

tháng

Số

Ngày,

DIỄN GIẢI

số chi

.....

......

.....

.....

ghi sổ

hiệu

tháng

A

B

C

D

1

2

3

4

5

- Số dư đầu kỳ

- Cộng phát sinh trong kỳ

- Số dư cuối kỳ

- Sổ này có...trang, đánh số từ trang 01 đến trang..........

- Ngày mở sổ:.................................................................

Ngày... tháng... năm.....

NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

3. Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán

CHỨNG TỪ GHI SỔ

(Mẫu số S01a-Q)

1. Mục đích: Chứng từ ghi sổ dùng để tập hợp số liệu của một hoặc nhiều chứng từ kế toán có cùng nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán tại Quỹ tích luỹ trả nợ.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ là các chứng từ kế toán. Chứng từ ghi sổ do kế toán phần hành lập cho từng chứng từ kế toán hoặc cho nhiều chứng từ kế toán có nội dung kinh tế giống nhau. Chứng từ ghi sổ được lập hàng ngày hoặc định kỳ 3, 5, 10 ngày một lần tuỳ thuộc vào số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Số hiệu của Chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu năm tới cuối năm (nếu số lượng chứng từ không nhiều) hoặc từ đầu tháng đến cuối tháng (nếu số lượng chứng từ nhiều) và được lấy theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ là ngày lập Chứng từ ghi sổ và được đăng ký vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Cột A: Tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.

- Cột B, C: Ghi số hiệu của Tài khoản ghi Nợ, số hiệu Tài khoản ghi Có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột 1: Ghi số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng quan hệ đối ứng Nợ, Có.

- Cột D: Ghi chú

- Dòng cộng: Ghi tổng số tiền ở cột 1 của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên Chứng từ ghi sổ.

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ kế toán đính kèm theo Chứng từ ghi sổ.

- Chứng từ ghi sổ lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, sau đó đăng ký vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số và ghi ngày, tháng sau đó được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các Sổ kế toán chi tiết. Chứng từ ghi sổ lưu cùng chứng từ kế toán.

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

(Mẫu số S01b-Q)

1. Mục đích: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để đăng ký tất cả các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối tài khoản.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ ghi sổ. Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục từ đầu năm đến cuối năm hoặc từ đầu tháng đến cuối tháng.

Cột 1: Ghi tổng số tiền của Chứng từ ghi sổ.

Căn cứ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ là các Chứng từ ghi sổ đã được lập trong ngày.

Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang. Cuối kỳ phải cộng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (số tiền ở Cột 1) số liệu này phải bằng tổng số phát sinh Nợ và bằng tổng số phát sinh Có cuối kỳ trên Bảng Cân đối tài khoản

SỔ CÁI

(Mẫu số S02-Q)

1. Mục đích: Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra, sự biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn. Số liệu trên Sổ Cái được đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán chi tiết. Số liệu trên Sổ Cái dùng để lập Bảng Cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Căn cứ duy nhất để ghi vào Sổ Cái là Chứng từ ghi sổ đã đăng ký trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Sổ Cái được đóng thành quyển để ghi cho cả năm và mở riêng cho từng tài khoản, mỗi tài khoản cấp 1, cấp 2 được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tài khoản đó nhiều hay ít.

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của Chứng từ ghi sổ.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng Nợ hoặc đối ứng Có với tài khoản này.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ hoặc số tiền ghi Có của tài khoản.

- Cột F: Ghi chú

Số liệu ở dòng Cộng số phát sinh Nợ, phát sinh Có, số dư của các tài khoản được dùng để lập Bảng Cân đối tài khoản.

Đầu năm, đầu quý phải chuyển số dư cuối năm trước, cuối quý trước của các Tài khoản cấp I và Tài khoản cấp II sang số dư đầu năm, đầu quý. Cuối kỳ phải cộng sổ tính ra số phát sinh và số dư cuối kỳ của từng Tài khoản cấp I và Tài khoản cấp II, ngoài ra phải cộng số phát sinh luỹ kế từ đầu quý, từ đầu năm của từng tài khoản làm căn cứ lập Bảng Cân đối tài khoản.

SỔ CHI TIẾT TIỀN GỬI

(Mẫu số S03-Q)

1. Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi của Quỹ tích luỹ trả nợ tại Ngân hàng, Kho bạc phản ánh trên Tài khoản 112 và Tài khoản 114.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Căn cứ để ghi vào sổ này là giấy báo Nợ, báo Có hay Bảng sao kê kèm theo chứng từ gốc của Ngân hàng, Kho bạc.

- Mỗi nơi mở tài khoản giao dịch và mỗi loại tiền gửi được theo dõi riêng trên một quyển sổ hoặc 1 số trang, phải ghi rõ nơi mở tài khoản giao dịch cũng như số hiệu tài khoản tại nơi giao dịch.

- Mỗi loại tiền theo dõi trên một số trang.

Đối với sổ (hoặc trang sổ) theo dõi tiền gửi bằng Đồng Việt Nam thì gạch chéo không ghi vào các cột 1, 2, 4, 6.

- Đầu kỳ ghi số tiền tồn quĩ hoặc số dư tiền gửi đầu kỳ vào cột 6 và cột 7.

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ.

- Cột 1: Ghi tỷ giá hối đoái tỷ giá do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ.

- Cột 2: Số tiền thu hoặc gửi vào bằng nguyên tệ.

- Cột 3: Số tiền thu hoặc gửi vào quy đổi ra đồng Việt Nam.

- Cột 4: Ghi số tiền chi hoặc rút ra bằng nguyên tệ.

- Cột 5: Ghi số tiền chi hoặc rút ra quy đổi ra đồng Việt Nam.

- Cột 6: Số dư nguyên tệ.

- Cột 7: Ghi số dư quy đổi ra đồng Việt Nam

- Cuối kỳ, cộng tổng số tiền gửi vào, rút ra để tính số dư, đối chiếu với Kho bạc, Ngân hàng làm căn cứ để đối chiếu với Sổ Cái và lập báo cáo tài chính.

SỔ THEO DÕI CHO VAY

(Mẫu số S04-Q)

1. Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi tình hình cho vay và thu hồi các khoản nợ vay của Quỹ tích luỹ trả nợ.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi dự án được theo dõi 1 quyển sổ hoặc theo dõi riêng một số trang sổ (nếu theo dõi theo từng dự án), mỗi đối tượng vay được theo dõi riêng trên từng trang sổ (nếu theo dõi theo từng đối tượng).

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng lập chứng từ (Ủy nhiệm chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của Ngân hàng) kèm theo Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng ứng vốn, Hợp đồng vay vốn cho vay lại.

- Cột D: Ghi nội dung cho vay, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ.

- Cột 1: Ghi tổng số tiền nợ gốc cho vay

- Cột 2: Ghi số tiền cho vay chuyển sang quá hạn.

- Cột 3: Ghi số tiền cho vay chuyển sang khoanh nợ chờ xử lý.

- Cột 4: Ghi tổng số nợ gốc đã thu hồi.

- Cột 5: Ghi số tiền gốc của các khoản vay quá hạn đã thu được.

- Cột 6: Ghi số tiền gốc của các khoản vay khoanh nợ đã được thanh toán.

- Cột 7: Ghi tổng số lãi đã thu.

- Cột 8: Ghi số tiền lãi của các khoản vay quá hạn đã thu hồi được

- Cột 9: Ghi số tiền lãi của các khoản vay khoanh nợ đã được thanh toán.

- Cột 10: Xác định số dư nợ gốc = Số cho vay (kể cả trong hạn, quá hạn, khoanh nợ) trừ đi (-) số thanh toán nợ gốc.

- Cột 11: Xác định số dư nợ gốc quá hạn

- Cột 12: Xác định số dư nợ gốc khoanh nợ

- Cột 13: Ghi số lãi còn phải thu:

Số lãi còn phải thu

=

Số tiền cho vay

x

Tỷ lệ lãi suất vay

x

Thời hạn còn phải trả nợ vay

- Cột 14: Ghi số tiền Quỹ tích luỹ trả nợ cho phép xoá nợ khi đối tượng vay gặp rủi ro (thiên tai, hoả hoạn) không thể trả nợ được.

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

(Mẫu số S05-Q)

1. Mục đích: Sổ này dùng chung cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi tài khoản được mở một sổ chi tiết, mỗi đối tượng thanh toán có quan hệ thường xuyên được theo dõi trên một số trang sổ riêng. Các đối tượng thanh toán không thường xuyên được theo dõi chung trên một trang sổ.

Căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán phản ánh vào sổ.

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ, xác định số dư đầu kỳ, cộng phát sinh trong kỳ, cộng luỹ kế từ đầu quý và xác định số dư cuối kỳ.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có

- Cuối tháng cộng số phát sinh, tính số dư nếu dư Nợ ghi vào Cột 3 hoặc dư Có ghi vào Cột 4.

SỔ THU HOẠT ĐỘNG QUỸ

(Mẫu số S06-Q)

1. Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi tình hình thu hoạt động của Quỹ tích luỹ trả nợ theo tổng số thu và từng nguồn thu cụ thể nhằm để đối chiếu và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo thu, chi Quỹ.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Căn cứ ghi sổ: Căn cứ vào các Giấy báo Có của Ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan tới các khoản thu hoạt động của Quỹ.

- Phương pháp mở và ghi sổ:

- Cột A, B, C: Ghi ngày, tháng ghi sổ, số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.

- Cột 1: Ghi tổng số tiền thu

- Cột 2,... Cột 9: Ghi số tiền của từng khoản thu.

Cuối kỳ cộng số phát sinh kỳ và số luỹ kế từ đầu quý, đầu năm.

SỔ THU QUẢN LÝ QUỸ

(Mẫu số S07-Q)

1. Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi tình hình thu từ quản lý của Quỹ tích luỹ trả nợ theo tổng số thu và từng nguồn thu cụ thể nhằm để đối chiếu và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo thu, chi Quỹ.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Căn cứ ghi sổ: Căn cứ vào các Giấy báo Có của Ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan tới các khoản thu từ quản lý của Quỹ.

- Phương pháp mở và ghi sổ:

- Cột A, B, C: Ghi ngày, tháng ghi sổ, số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.

- Cột 1: Ghi tổng số tiền thu

- Cột 2, Cột 3: Ghi số tiền của từng khoản thu.

Cuối kỳ cộng số phát sinh trong kỳ và số luỹ kế từ đầu quí, đầu năm.

SỔ CHI HOẠT ĐỘNG QUỸ

(Mẫu số S08-Q)

1. Mục đích: Sổ chi hoạt động Quỹ dùng để tập hợp các khoản chi hoạt động của Quỹ theo nguồn kinh phí hoạt động Quỹ và chi tiết theo từng nội dung chi hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo và mức chi theo quy định nhằm quản lý, kiểm tra tình hình chi hoạt động và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo thu, chi Quỹ.

2. Căn cứ phương pháp ghi sổ

- Căn cứ ghi sổ là các chứng từ kế toán hoặc Bảng kê liên quan đến chi hoạt động quản lý tại Quỹ.

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ phát sinh theo từng chứng từ kế toán.

- Cột 1: Ghi tổng số tiền trên chứng từ chi phát sinh bên Nợ TK 641 “Chi hoạt động Quỹ”.

- Cột 2 đến Cột 6: Ghi số tiền phát sinh liên quan đến từng nội dung chi hoạt động Quỹ

Cuối kỳ: Cộng tổng số phát sinh trong kỳ kế toán, số luỹ kế từ đầu quý, đầu năm.

SỔ CHI QUẢN LÝ QUỸ

(Mẫu số S09-Q)

1. Mục đích: Sổ chi quản lý Quỹ dùng để tập hợp các khoản chi cho hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ và chi tiết theo từng nội dung chi nhằm quản lý, kiểm tra tình hình chi quản lý và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo thu, chi Quỹ.

2. Căn cứ, phương pháp ghi sổ

- Căn cứ ghi sổ là các chứng từ kế toán hoặc Bảng kê liên quan đến chi quản lý tại Quỹ.

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ phát sinh theo từng chứng từ kế toán.

- Cột 1: Ghi tổng số tiền trên chứng từ chi phát sinh bên Nợ TK 642 “Chi quản lý Quỹ”.

- Cột 2 trở đi: Ghi số tiền phát sinh liên quan đến từng nội dung chi cho quản lý Quỹ

Cuối kỳ: Cộng tổng số phát sinh trong kỳ kế toán, số luỹ kế từ đầu quý, đầu năm.


BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu B03-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày
15
/11/2018 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO CÁC DỰ ÁN CÓ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ ĐƯỢC ỨNG VỐN TRẢ NỢ THAY TỪ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

STT

Tên người vay

Tên dự án

Loại tiền theo dõi dư nợ

Dư nợ đầu kỳ

Số ứng vốn trong kỳ

Số trả nợ trong kỳ

Dư nợ cuối kỳ

Ghi chú

Gốc

Lãi

Nguyên tệ

VNĐ

Nguyên tệ

VNĐ

Nguyên tệ

VNĐ

Nguyên tệ

VNĐ

Nguyên tệ

VNĐ

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9=1+3-5

10=2+4-6

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tỷ giá hạch toán USD

EUR

Ngày... tháng... năm.....

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 04

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính)

1. Danh mục báo cáo tài chính

STT

Ký hiệu biểu

Tên báo cáo

Kỳ hạn lập

Nơi nhận

1

B01- Q

Bảng cân đối kế toán

Quý, năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính, KBNN, Vụ NSNN

2

B02- Q

Báo cáo kết quả hoạt động

Quý, năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính

3

B03-Q

Báo cáo các dự án có bảo lãnh Chính phủ được ứng vốn trả nợ thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ

Năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính

4

B04- Q

Thuyết minh báo cáo tài chính

Năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính

2. Mẫu báo cáo tài chính

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu B01-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Quý ........năm.......

Tại ngày ... tháng ... năm ....

Đơn vị tính:.................

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Số cuối quý

Số đầu năm

A

B

C

4

5

A – TÀI SẢN

100

1. Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

110

2. Tiền gửi có kỳ hạn

120

3. Đầu tư trái phiếu Chính phủ

130

4. Các khoản phải thu

140

5. Tạm ứng

150

6. Các khoản ủy thác và cho vay, ứng vốn

160

Tổng cộng tài sản (170 = 110+120+130+140+150+160)

170

B – NỢ PHẢI TRẢ

200

1. Các khoản phải trả

210

C - CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH VÀ QUỸ

300

1. Chênh lệch tỷ giá

310

2. Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ

320

3. Quỹ Tích lũy trả nợ

330

Tổng cộng nguồn vốn (340 = 200 + 300)

340

Ngày .... tháng .... năm...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu B02-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Quý......Năm.......

Đơn vị tính:.....................

Số TT

CHỈ TIÊU

Mã số

Phát sinh Trong kỳ

Lũy kế từ đầu năm

A

B

C

1

2

I

Hoạt động Quỹ

1

Thu hoạt động Quỹ

01

2

Chi hoạt động Quỹ

10

3

Thặng dư/thâm hụt hoạt động Quỹ (16=01-10)

16

II

Quản lý Quỹ

1

Thu quản lý Quỹ

17

2

Chi quản lý Quỹ

20

3

Thặng dư/thâm hụt quản lý Quỹ (21=17-20)

21

III

Thặng dư/thâm hụt trong kỳ (22 = 16 + 21)

22

* Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (....)

Ngày .... tháng .... năm...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ TÀI CHÍNH
QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Mẫu B04-Q
(Ban hành theo Thông tư số 109/2018/TT-BTC
ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm .......

I - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUNG CỦA QUỸ

.............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

II - THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị tính:....................

STT

CHỈ TIÊU

Mã số

Dư đầu kỳ

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

Dư cuối kỳ

A

B

C

1

2

3

4

1

Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng

110

1.1

VND

1.2

USD

1.3

EUR

1.4

JPY

...

2

Tiền gửi có kỳ hạn

120

2.1

TK đầu tư tự động

2.2

Tiền gửi có kỳ hạn tại KBNN

3

Đầu tư trái phiếu Chính phủ

130

4

Các khoản phải thu

140

- Phải thu lãi cho vay

- Phải thu lãi tiền gửi

- Phải thu lãi ứng vốn

- Phải thu phí

- Phải thu cơ cấu nợ

- Phải thu dự phòng rủi ro

5

Tạm ứng

150

- Tạm ứng hoạt động quỹ

- Tạm ứng quản lý quỹ

6

Các khoản ủy thác và cho vay, ứng vốn

1600

6.1

Ủy thác quản lý vốn

- Tại..........

- Tại..........

6.2

Cho NSNN vay

6.3

Cho NH phát triển VN vay

6.4

Cho các dự án vay theo chỉ định

- Dự án..........

- Dự án..........

6.5

Chi bảo lãnh

- Dự án..........

- Dự án..........

7

Các khoản phải trả

210

III- THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Số TT

CHỈ TIÊU

Mã số

Phát sinh Trong kỳ

Lũy kế từ đầu năm

A

B

C

1

2

I

Hoạt động Quỹ

1

Thu hoạt động Quỹ (01=02+03+04+05+06+07+08+09)

01

-Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại

02

-Thu phí bảo lãnh Chính phủ, lãi phạt chậm trả phí bảo lãnh

03

-Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ

04

-Thu phí cho vay lại

05

-Thu lãi tiền ứng vốn

06

-Thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại

07

-Lãi chênh lệch tỷ giá

08

-Thu hoạt động khác

09

2

Chi hoạt động Quỹ (10=11+12+13+14+15)

10

-Chi hoàn trả ngân sách

11

-Chi xử lý rủi ro

12

-Chi chuyển Cục QLN&TCĐN

13

-Lỗ chênh lệch tỷ giá

14

-Chi hoạt động khác

15

II

Quản lý Quỹ

1

Thu quản lý Quỹ

17

- Thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi

18

- Thu quản lý khác

19

2

Chi quản lý Quỹ

20

IV- TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

- Số dư đầu kỳ:

- Số tăng trong kỳ:.....................................................

- Số giảm trong kỳ:...................................................

- Số dư cuối kỳ:...........................................................

V- THUYẾT MINH

...........................................................................................................................................

VI- NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

...........................................................................................................................................

Ngày .... tháng .... năm …

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

3. Giải thích nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Mẫu B01-Q)

1. Mục đích

Bảng Cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của Quỹ Tích lũy trả nợ tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào bảng Cân đối kế toán có thể đánh giá được cơ bản tình hình tài chính của Quỹ.

Bảng Cân đối kế toán được lập vào cuối quý, năm.

Số liệu trên Bảng Cân đối kế toán còn là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ Cái, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên các Báo cáo tài chính khác.

2. Kết cấu của Bảng Cân đối kế toán

Bảng Cân đối kế toán được chia ra các cột:

- Chỉ tiêu;

- Mã số;

- Thuyết minh;

- Số cuối quý;

- Số đầu năm.

3. Cơ sở để lập Bảng Cân đối kế toán

- Nguồn số liệu để lập Bảng Cân đối kế toán là số liệu dòng khoá sổ trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết tài khoản;

- Bảng Cân đối kế toán kỳ trước.

Trước khi lập Bảng Cân đối kế toán phải hoàn thành việc ghi sổ và khoá sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu giữa các số liệu có liên quan.

4. Nội dung và phương pháp lập Bảng Cân đối kế toán

4.1. Chỉ tiêu cột:

- Cột chỉ tiêu và cột mã số (cột A, cột B): Phản ánh tên và mã số chỉ tiêu.

- Cột thuyết minh (cột C): Dùng để đánh mã số chỉ tiêu thuyết minh có liên quan trong Thuyết minh báo cáo tài chính, mục đích để người đọc có thể nhanh chóng dẫn chiếu tới nội dung thuyết minh chi tiết của các chỉ tiêu này.

- Cột số liệu: Số liệu ghi vào Bảng cân đối kế toán chia làm 2 cột:

+ Cột số cuối quý: Phản ánh số dư tại thời điểm cuối quý lập báo cáo sau khi đã khóa sổ kế toán.

+ Cột số đầu năm: Phản ánh số dư tại thời điểm 01/01 năm lập báo cáo sau khi đã khóa sổ kế toán.

4.2. Phương pháp lập các chỉ tiêu báo cáo:

4.2.1. Tài sản (Mã số 100): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị tổng tài sản hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo.

Mã số 170 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160.

(1)Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng (Mã số 110):

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền gửi không kỳ hạn tại Kho bạc, ngân hàng của Quỹ tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của tài khoản 112- Tiền gửi Kho bạc, ngân hàng.

(2) Tiền gửi có kỳ hạn (Mã số 120):

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng của Quỹ Tích lũy trả nợ. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của tài khoản 114- Tiền gửi có kỳ hạn.

(3) Đầu tư trái phiếu Chính phủ (Mã số 130):

Chỉ tiêu này phản ánh khoản đầu tư mua trái phiếu Chính phủ của Quỹ Tích lũy trả nợ tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của tài khoản 128- Đầu tư trái phiếu chính phủ.

(4) Các khoản phải thu (Mã số 140):

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình các khoản phải thu của Quỹ Tích lũy trả nợ tại thời điểm báo cáo, bao gồm phải thu về lãi và lãi phạt tiền cho vay, phải thu lãi tiền gửi, phải thu phí bảo lãnh, phí cam kết, phí quản lý theo hiệp định, các khoản phải thu NSNN từ việc Quỹ thực hiện nghiệp vụ cơ cấu lại nợ. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng dư Nợ tài khoản 131- Phải thu.

(5) Tạm ứng (Mã số 150):

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình các khoản tạm ứng của Quỹ Tích lũy trả nợ tại thời điểm báo cáo, báo gồm tạm ứng về nghiệp vụ Quỹ và tạm ứng về hoạt động Quỹ. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng dư Nợ tài khoản 141- Tạm ứng.

(6) Các khoản ủy thác và cho vay, ứng vốn (Mã số 160):

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình các khoản ủy thác và cho vay, ứng vốn của Quỹ Tích lũy trả nợ tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng dư Nợ tài khoản 221- Ủy thác quản lý vốn và tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn.

4.2.2. Nguồn vốn (Mã số 340= Mã số 200 + Mã số 300)

a) Nợ phải trả (Mã số 200):

Phản ánh tổng hợp tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Quỹ Tích lũy trả nợ tại thời điểm báo cáo.

Mã số 200 = Mã số 210

(1) Các khoản phải trả (Mã số 210):

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Quỹ. Tài khoản này còn phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Quỹ cho ngân sách trong trường hợp phải trả thay các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính chuyển trả trực tiếp cho chủ nợ từ Qũy nhưng Quỹ không đủ nguồn phải tạm ứng từ NSNN hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng dư Có tài khoản 331- Phải trả.

b) Các khoản chênh lệch và quỹ (Mã số 300)

Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch phát sinh do cơ cấu lại nợ và số hiện có của Quỹ Tích lũy trả nợ tại thời điểm báo cáo.

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 + Mã số 330.

(1) Chênh lệch tỷ giá (Mã số 310):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng dư Có tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

(2) Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ (Mã số 320):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch phát sinh do cơ cấu lại nợ của Quỹ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng dư Có tài khoản 414- Chênh lệch phát sinh do cơ cấu nợ.

(3) Quỹ Tích lũy trả nợ (Mã số 330);

Chỉ tiêu này phản ánh số hiện có của Quỹ Tích lũy trả nợ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng dư Có tài khoản 451- Quỹ Tích lũy trả nợ.

Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” = Chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn”

Mã số 170 = Mã số 340

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

(Mẫu số B02-Q)

1. Mục đích

Báo cáo kết quả hoạt động là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ, bao gồm thu, chi của Quỹ trong một kỳ kế toán, chi tiết theo hoạt động nghiệp vụ và nghiệp vụ quản lý Quỹ.

2. Kết cấu của báo cáo

- Các dòng ngang phản ánh chi tiết số thu, số chi của từng hoạt động và chênh lệch thu, chi của từng hoạt động.

- Các cột dọc phản ánh số thứ tự, tên chỉ tiêu, mã số, số phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm.

3. Cơ sở lập báo cáo

- Sổ thu hoạt động Quỹ, sổ thu quản lý Quỹ;

- Sổ chi hoạt động Quỹ, sổ chi quản lý Quỹ;

- Báo cáo này kỳ trước.

4. Nội dung và phương pháp lập

- Thu hoạt động Quỹ - Mã số 01: Phản ánh toàn bộ số thu về hoạt động của Quỹ phát sinh trong kỳ và số lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 541.

- Chi hoạt động quỹ - Mã số 10: Phản ánh tổng các khoản chi của hoạt động Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ.

- Thặng dư/thâm hụt hoạt động Quỹ - Mã số 16: Phản ánh chênh lệch giữa doanh thu hoạt động Quỹ với chi phí hoạt động Quỹ trong kỳ. Trường hợp thặng dư thì chỉ tiêu này được trình bày là số dương, trường hợp thâm hụt thì chỉ tiêu này được trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)

Mã số 16 = Mã số 01 - Mã số 10

- Thu quản lý Quỹ - Mã số 17: Phản ánh toàn bộ số thu về quản lý của Quỹ phát sinh trong kỳ và số lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 542

- Chi quản lý Quỹ - Mã số 20: Phản ánh tổng các khoản chi của nghiệp vụ quản lý Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ.

- Thặng dư/thâm hụt quản lý Quỹ - Mã số 21: Phản ánh chênh lệch giữa doanh thu quản lý Quỹ với chi phí quản lý Quỹ trong kỳ. Trường hợp thặng dư thì chỉ tiêu này được trình bày là số dương, trường hợp thâm hụt thì chỉ tiêu này được trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)

Mã số 21 = Mã số 17 - Mã số 20

- Thặng dư/thâm hụt trong kỳ - Mã số 22: Phản ánh chênh lệch giữa doanh thu Quỹ với chi phí Quỹ trong kỳ. Trường hợp thặng dư thì chỉ tiêu này được trình bày là số dương, trường hợp thâm hụt thì chỉ tiêu này được trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)

Mã số 22 = Mã số 16 + Mã số 21

BÁO CÁO CÁC DỰ ÁN CÓ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ ĐƯỢC ỨNG VỐN TRẢ NỢ THAY TỪ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

(Mẫu số B03-Q)

1. Mục đích

Báo cáo nhằm tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình Quỹ Tích lũy trả nợ ứng vốn trả thay cho các dự án có bảo lãnh Chính phủ, tình hình hoàn trả vốn gốc và lãi ứng vốn cho Quỹ trong một kỳ kế toán, chi tiết theo từng dự án vay.

2. Kết cấu của báo cáo

- Các dòng ngang phản ánh chi tiết tình hình dư nợ và sự biến động của các khoản có bảo lãnh Chính phủ được ứng vốn trả nợ thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ.

- Các cột dọc phản ánh số thứ tự, tên người vay, tên dự án, loại tiền theo dõi dư nợ, dư nợ đầu kỳ, số ứng vốn trong kỳ, số trả nợ trong kỳ và dư nợ cuối kỳ của các khoản có bảo lãnh Chính phủ được ứng vốn trả nợ thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ.

3. Cơ sở lập báo cáo

- Sổ theo dõi cho vay;

- Sổ chi tiết tài khoản;

- Báo cáo này kỳ trước.

4. Nội dung và phương pháp lập

- Cột A: Số thứ tự các khoản được ứng vốn.

- Cột B, C, D: Tên người vay, tên dự án vay, loại tiền theo dõi dư nợ.

- Cột 1,2: Phản ánh dự nợ đầu kỳ của khoản vay theo nguyên tệ và VNĐ. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào cột “Dư nợ cuối kỳ” trên Báo cáo này kỳ trước.

- Cột 3,4: Phản ánh số tiền Quỹ Tích lũy trả nợ đã ứng vốn trong kỳ cho các đối tượng được Chính phủ bảo lãnh theo nguyên tệ và VNĐ. Số liệu để ghi vào các cột này căn cứ vào dòng tổng cộng số phát sinh bên Nợ trên Sổ chi tiết TK 2313 chi tiết theo từng đối tượng.

- Cột 5,6: Phản ánh số nợ gốc mà đối tượng ứng vốn hoàn trả lại Quỹ theo nguyên tệ và VNĐ. Số liệu để ghi vào các cột này căn cứ vào dòng tổng cộng số phát sinh bên Có trên Sổ chi tiết TK 2313 chi tiết theo từng đối tượng.

- Cột 7,8: Phản ánh số lãi mà đối tượng ứng vốn trả cho Quỹ Tích lũy trả nợ theo nguyên tệ và VNĐ. Số liệu để ghi vào cột này căn cứ vào dòng tổng cộng số phát sinh bên Có TK 5416 chi tiết theo từng đối tượng được bảo lãnh.

- Cột 9,10: Phản ánh dư nợ cuối kỳ của khoản ứng vốn theo nguyên tệ và VNĐ.

Trong đó: Cột 9 = Cột 1+Cột 3-Cột 5

Cột 10 = Cột 2+Cột 4-Cột 6

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(Mẫu B04-Q)

1. Mục đích

Thuyết minh báo cáo tài chính là 1 bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của Quỹ được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của Quỹ mà các Báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của Quỹ, tình hình sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ và phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh không bình thường trong hoạt động của Quỹ, nêu ra các kiến nghị xử lý với cơ quan cấp trên.

Ngoài việc phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong Thuyết minh báo cáo tài chính, đơn vị có thể thuyết minh thêm những nội dung khác tại đơn vị.

2. Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng Cân đối kế toán kỳ báo cáo;

- Sổ Cái, các sổ chi tiết và các tài liệu khác có liên quan.

3. Nội dung và phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính

Phương pháp chung: Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

a) Tình hình chung: Nêu nhiệm vụ chung trong năm mà Quỹ phải thực hiện

b) Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên Bảng Cân đối kế toán

- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc - Mã số 110:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm, số dư cuối kỳ của tiền gửi ngân hàng, kho bạc không kỳ hạn trên từng tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc chi tiết theo từng loại tiền đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư cuối năm của Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước (cột số dư đầu năm) hoặc lấy số dư Nợ cuối năm của Tài khoản 112 trên Sổ Cái và các sổ chi tiết tiền gửi.

- Tiền gửi có kỳ hạn - Mã số 120:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm, số dư cuối kỳ của tiền gửi có kỳ hạn trên từng tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc (số tiền nhàn rỗi của Quỹ đang được gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng), chi tiết theo từng nội dung tài khoản (TK đầu tư tự động, TK tiền gửi có kỳ hạn) và chi tiết theo từng tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư cuối năm của Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước (cột số dư đầu năm) hoặc lấy số dư Nợ cuối năm của Tài khoản 114 trên Sổ Cái và các sổ chi tiết tiền gửi.

- Đầu tư trái phiếu Chính phủ - Mã số 130:

Phản ánh khoản đầu tư mua trái phiếu Chính phủ trong năm, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm, số dư cuối kỳ của khoản đầu tư mua trái phiếu Chính phủ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ số dư cuối năm của Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước (cột số dư đầu năm) hoặc lấy số dư Nợ cuối năm của Tài khoản 128 trên Sổ Cái.

- Các khoản phải thu - Mã số 140:

Phản ánh số phải thu đầu kỳ, số phải thu tăng trong kỳ, số đã thu được trong kỳ và số còn phải thu vào thời điểm cuối kỳ. Chi tiết theo từng đối tượng phải thu và theo từng nội dung phải thu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản phải thu là Sổ Cái và các sổ chi tiết tài khoản 131.

- Tạm ứng - Mã số 150:

Phản ánh số tạm ứng đầu kỳ, khoản tạm ứng tăng trong kỳ, số tạm ứng đã hoàn lại trong kỳ và số còn đang tạm ứng tại thời điểm cuối kỳ. Chi tiết tạm ứng theo từng đối tượng và theo từng nội dung tạm ứng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Sổ Cái và sổ chi tiết tài khoản 141.

- Các khoản ủy thác và cho vay, ứng vốn - Mã số 160:

Phản ánh khoản ủy thác và cho vay, ứng vốn đầu năm, số đã ủy thác và cho vay, ứng vốn trong năm, số ủy thác và cho vay, ứng vốn đã thu hồi trong năm và số đang ủy thác và cho vay, ứng vốn vào thời điểm cuối năm. Chi tiết các khoản ủy thác theo từng nơi thực hiện; chi tiết các khoản cho vay, ứng vốn theo hình thức cho vay và từng đối tượng vay. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản cho vay, ứng vốn là Sổ Cái và các sổ chi tiết các tài khoản 221, 231.

- Các khoản phải trả - Mã số 210:

Phản ánh số nợ phải trả đầu kỳ, tăng trong kỳ, số đã trả được trong kỳ và số còn nợ vào thời điểm cuối kỳ. Chi tiết theo từng đối tượng phải trả và theo từng nội dung phải trả. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản cho vay là Sổ Cái và sổ chi tiết tài khoản 331.

c) Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động

- Thu hoạt động Quỹ - Mã số 01: Phản ánh toàn bộ số thu về hoạt động của Quỹ phát sinh trong kỳ và số lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 541, chi tiết:

+ Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại- Mã số 02: Phản ánh các khoản thu hồi về gốc, lãi cho vay từ nguồn vốn vay ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ (sau khi trừ phí dịch vụ cho vay lại) theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng/thỏa thuận cho vay lại được thực hiện trong kỳ và lũy kế từ đầu năm.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5411.

+ Thu phí bảo lãnh Chính phủ, lãi phạt chậm trả - Mã số 03: Phản ánh các khoản thu phí bảo lãnh, lãi phạt chậm trả phí bảo lãnh (nếu có) và các khoản thu hồi nợ theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ được thực hiện trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5412.

+ Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ- Mã số 04: Phản ánh các khoản thu cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5413.

+ Thu phí quản lý cho vay lại - Mã số 05: Phản ánh các khoản thu phí cho vay lại phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5414.

+ Thu lãi tiền ứng vốn - Mã số 06: Phản ánh các khoản lãi tiền ứng vốn phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5416.

+ Thu dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại - Mã số 07: Phản ánh các khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay lại phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5417.

+ Lãi chênh lệch tỷ giá - Mã số 08: Phản ánh các khoản thu lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5415.

+ Thu hoạt động khác - Mã số 09: Phản ánh các khoản thu quản lý Quỹ ngoài khoản thu trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5418.

- Chi hoạt động quỹ - Mã số 10: Phản ánh tổng các khoản chi của hoạt động Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ, chi tiết:

+ Chi hoàn trả ngân sách - Mã số 11: Phản ánh các khoản chi hoàn trả NSNN các khoản NSNN đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 6411.

+ Chi xử lý rủi ro - Mã số 12: Phản ánh các khoản ứng vốn cho các dự án vay cho vay lại hoặc các khoản ứng vốn trả thay cho các dự án vay có bảo lãnh của Chính phủ nhưng sau đó các dự án không có khả năng trả nợ phải xóa nợ được các cấp có thẩm quyền cho phép tính vào chi hoạt động Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 6412.

+ Chi chuyển Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Mã số 13: Phản ánh các khoản chi từ thu phí cho vay lại và phí bảo lãnh chuyển cho Cục QLN&TCĐN theo tỷ lệ quy định. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 6413.

+ Lỗ chênh lệch tỷ giá - Mã số 14: Phản ánh các khoản chi lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 6415.

+ Chi hoạt động khác - Mã số 15: Phản ánh các khoản chi khác ngoài các khoản chi trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 6418

- Thu quản lý Quỹ - Mã số 17: Phản ánh toàn bộ số thu về quản lý của Quỹ phát sinh trong kỳ và số lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 542, chi tiết:

+ Thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi - Mã số 18: Phản ánh các khoản thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5421.

+ Thu quản lý khác - Mã số 19: Phản ánh các khoản thu quản lý Quỹ khác các khoản thu trên phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 5428.

- Chi quản lý Quỹ - Mã số 20: Phản ánh tổng các khoản chi của nghiệp vụ Quản lý Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 642 - Chi quản lý Quỹ.

d) Tình hình tăng, giảm Quỹ Tích lũy trả nợ

Phản ánh tình hình biến động quỹ tích lũy trả nợ trong kỳ báo cáo, bao gồm: Số dư đầu kỳ, số tăng trong kỳ, số giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ. Số liệu để cho vào chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm quỹ tích lũy trả nợ là căn cứ vào sổ chi tiết của Tài khoản 451- Quỹ Tích lũy trả nợ.

đ) Phần thuyết minh

Phải nêu rõ những tình hình và những phát sinh không bình thường trong năm cũng như nêu những nguyên nhân dẫn đến kết quả tài chính trong năm. Những kiến nghị của đơn vị đối với cơ quan quản lý.

e) Nhận xét và kiến nghị

Nêu nhận xét và kiến nghị của đơn vị liên quan đến quản lý và kế toán quỹ tích lũy trả nợ.

Ngoài những thông tin đã nên trong Thuyết minh báo cáo tài chính, nếu có những thông tin khác xét thấy ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính thì Quỹ có thể trình bày thêm để người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính của Quỹ.

MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 109/2018/TT-BTC

Hanoi, November 15, 2018

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON ACCOUNTING REGIMES OF ACCUMULATED FUNDS FOR REPAYMENT OF DEBTS

Pursuant to the Law on Management of Public Debts dated November 23, 2017;

Pursuant to the Law on Accounting dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 94/2018/ND-CP dated June 30, 2018 on the task of management of public debts;

Pursuant to the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018 on on-lending of ODA funds and borrowing of foreign preferential funds;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2018/ND-CP dated June 26, 2018 on the task of management and utilization of accumulated funds for repayment of debts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the Government's Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016 elaborating certain articles of the Law on State Budget;

Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Upon the request of the Director of Accounting and Audit Management and Supervision Department,

The Minister of Finance hereby promulgates the Circular providing guidance on the accounting regime of the accumulated fund for repayment of debts.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for accounting documents, accounts, accounting records, financial statements and other tasks related to organization of accounting activities to record economic and financial transactions associated with operations of the accumulated fund for repayment of debts (hereinafter referred to as Fund) in accordance with laws.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Tasks of accounting for the Fund

Accounting for the Fund shall include the following tasks:

1. Collecting, processing, checking, monitoring and analyzing assessment information on the recovery of domestic debts from foreign borrowed funds on-lent by the Government; the collection of provisions for risks to on-lent funds; the collection of on-lending management fees; the collection of the Government’s guarantee fees and interest on late payment of guarantee fees (if any) in order to ensure repayment of foreign loans on-lent by the Government; the collection of advance capital from the accumulated funds for repayment of debts; payments from debt restructuring activities and debt portfolios; interest on deposits, loans, entrustment of management of capital and investment of the Fund and other collections in accordance with regulations in force.

2. Collecting, processing, checking, monitoring and analyzing assessment information on the repayment of foreign debts (including principal, interest and fees (if any)) for on-lent borrowed funds; the advance payment of capital for repayment of on-lent foreign loans and the Government’s guarantee under the Prime Minister's decision; state budget expenditures for performing public debt management tasks; funds lent to the state budget, idle capital investments and payments for purchase of municipal bonds under the Law on Public Debt Management and the Decree No. 92/2018/ND-CP and other spending amounts in accordance with regulations in force.

3. Monitoring provisions for risks, handling potential risks if the Government offers guarantees for foreign loans of enterprises and credit institutions, and other expenditures on management of the Fund.

Article 4. Methods of accounting for the Fund

The accounting for the Fund shall be carried out according to methods and principles defined in the Law on Accounting, the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting (hereinafter referred to as Decree No. 174/2016/ND-CP) and other instructions given herein.

Article 5. Units of account used in the Fund's accounting

1. Currency unit shall be Vietnamese dong (national symbol is “d" and international symbol is “VND”). In the presence of a foreign currency, an accounting record in which the base currency is entered in the Account 007 “Foreign currencies” and that foreign currency is converted into Vietnamese dong at the prescribed exchange rate must be opened.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The shortened monetary unit to be used shall be rounded according to the following rules: If the digit standing behind the unit digit indicating the shortened monetary unit is at least five (5), one (1) will be added to that unit digit; if the digit standing behind the unit digit indicating the shortened monetary unit is less than five (5), it will be omitted.

Article 6. Period of accounting for the Fund

The accounting period, including accounting year or accounting quarter, shall be regulated as follows:

1. Accounting year is 12 months from January 1 to end of December 31 in a calendar year;

2. Accounting quarter is three months from start of the 1st day of the initial month of a quarter to the last day of the last month of that quarter.

Article 7. Self-inspection of finance and accounting

1. The Fund shall be subject to the inspection of accounting activities, accounting machinery and accountants in accordance with the decision issued by the Minister of Finance.

2. On an annual basis, the Department of Debt Management and External Finance shall carry out the self-inspection of finance and accounting for the Fund under the existing provisions of legislation on self-inspection of finance and accounting.

Article 8. Responsibilities for management of transaction accounts and operations of the Fund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Responsibilities for management, use and provision of accounting information and materials

1. The Department of Debt Management and External Finance shall elaborate the regulations on the management, use and safekeeping of accounting documents, clearly stating the responsibilities and powers of each division and each accountant; ensure the adequate number of facilities and means for management, storage and safekeeping of accounting documents;

2. The Department of Debt Management and External Finance shall be responsible for providing accounting information and documents in a timely, full and authentic manner to competent authorities in order for them to perform tasks prescribed by lawsoft. Agencies provided with accounting documents shall be responsible for storing and keeping safe custody of accounting documents during their shelf life, and shall have to return fully and in time the accounting documents they have used;

3. Providing accounting information and documents for users shall be subject to the decision issued by the Director of the Department of Debt Management and External Finance as per law. Use and exploitation of accounting documents shall be subject to the written consent given by the Director of the Department of Debt Management and External Finance or the authorized person.

Article 10. Organization of accounting machinery

The Department of Debt Management and External Finance shall set up the accounting machinery in order to carry out the accounting regime applied to the Fund, designate a person to hold accounts, Chief Accountant (or a person in charge of accounting activities) in accordance with the Decree No. 92/2018/ND-CP dated June 26, 2018 and the Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016.

Chapter II

ACCOUNTING DOCUMENTS

Article 11. General provisions on accounting documents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Specific contents shall be regulated in Article 12, 13 and 14 herein.

Article 12. Preparation of accounting documents

1. All economic and financial transactions related to the Fund’s operations must be recorded in accounting documents. Each accounting document shall be prepared once to reflect an economic or financial transaction that may arise;

2. Contents of each accounting document must be transparent and consistent with contents of economic or financial transactions that may arise;

3. Texts inscribed on accounting documents must be clear and any erasure or abbreviation shall be prohibited;

4. The amount written in words must be identical to the amount written in numbers;

5. Each accounting document must have the required number of copies. As for accounting documents that need multiple copies, the same contents must be inscribed on these copies at once by using computers, typewriters or carbon paper. In certain special cases where multiple copies must be made but it is unlikely to write information on all copies at once, it shall be permissible to do so twice but information inscribed on all copies must be the same;

6. Accounting documents prepared by computers must include prescribed information and ensure their legality. Accounting documents used as direct bases for entering accounts into accounting records must have credit and debit entries.

Article 13. Signing of accounting documents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The signature of the Director of the Department of Debt Management and External Finance (or his/her authorized person), the Chief Accountant (or his/her authorized person) and the stamp affixed to accounting documents must be similar to the valid sample stamp and signature already registered with a State Treasury or commercial bank. The signature of an accountant on an accounting document must be similar to the one defined in the register of sample signatures. The Chief Accountant (or his/her authorized person) shall not be allowed to sign “on behalf of” the Director of the Department of Debt Management and External Finance. The authorized person shall not be entitled to grant authorization to any other person.

3. The Department of Debt Management and External Finance must make a register of sample signatures of the cashier, accountants and Chief Accountant (and his/her authorized person), Director of the Department of Debt Management and External Finance (and his/her authorized person). The register of sample signatures shall need to be paginated and given the adjoining stamp, and put under the control of the Director of the Department of Debt Management and External Finance in order to facilitate inspection when necessary. Each person must write three sample signatures in the register.

4. In case of electronic accounting documents prepared by computers, the computer system shall automatically grant ordinal numbers to accounting documents. An accountant shall be responsible for printing such accounting documents out and submitting them to the accounting unit’s head or his/her authorized person to seek his/her signature under the delegated authority.

5. Signing on accounting documents shall be prohibited if all required information have not been written or fully written by the signatory within his/her scope of duties. The Director of the Department of Debt Management and External Finance shall regulate the delegation of authority to sign on accounting documents in compliance with laws and requirements concerning management and maintenance of strict and safe control of assets.

Article 14. Order of circulation and inspection of accounting documents

1. Accounting documents prepared by the Fund or externally incoming documents must be all sent to the accounting department of the Fund. The accounting department shall have the burden of checking all of these received accounting documents, and may use these documents only after examining and verifying their legitimacy. Accounting documents shall be circulated according to the following steps:

- Prepare, receive and process accounting documents;

- Accountant and Chief Accountant checks and signs on accounting documents, or seeks the approval from the Director of the Department of Debt Management and External Finance in accordance with regulations laid down in each sample accounting document (if any);

- Sort and handle accounting documents, make credit and debit entries and enter accounts into accounting records;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Tasks of inspection of accounting documents:

- Inspection of transparency, authenticity and adequacy of indicators and elements defined on accounting documents;

- Inspection of the legitimacy of economic and financial transactions specified on accounting documents; collation of information inscribed on accounting documents with those on other relevant documents;

- Inspection of the accuracy of data and information inscribed on accounting documents.

3. If any violation against policies, regimes and regulations regarding economic and financial administration of the State has been discovered after an inspection of accounting documents, implementation of these accounting documents must be rejected and such violation shall be promptly informed in writing to the Director of the Department of Debt Management and External Finance to seek his/her timely actions in accordance with regulations currently in force.

4. As for accounting documents which have been prepared in violation of procedures, and whose contents and numerals are not clear, the person responsible for checking or entering data in accounting records shall be required to return faulty accounting documents, request any necessary supplement and make possible modifications in order to make them qualify as evidence for making entries in accounting records.

5. List, samples and interpretation of contents and methods of preparation of accounting documents shall be regulated in the Appendix 01 “Nomenclature of accounting documents” hereto.

Chapter III

ACCOUNTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The chart of accounts for the Fund’s accounting shall include Balance Sheet accounts and off-Balance Sheet accounts that reflect the Fund’s revenues and expenditures on a regular, continuous, classified and systematic manner. Accounts shall be specific to accounting subjects having separate economic contents.

2. Balance sheet accounts delineate all of economic or financial transactions specific to accounting subjects including assets, capital sources forming assets and movement of assets at the Fund. Rules of entering Balance Sheet accounts into accounting records shall be uniform to the “double entry bookkeeping” method whereby every entry to an account on the Debit side must have corresponding opposite entries to one or multiple accounts on the Credit side or vice versa.

3. Off-Balance Sheet accounts describe economic indicators already shown in Balance Sheet accounts, but need to be monitored to serve management requirements. Rules of entering off-Balance Sheet accounts into accounting records shall be uniform to the “single entry bookkeeping” method whereby an entry to one side of an account does not need to have any corresponding opposite entry to any side of other accounts.

Article 16. Classification and application of the chart of accounts

1. The Chart of Accounts used in the Fund shall be decided by the Ministry of Finance, including 16 Balance Sheet accounts and 01 off-Balance Sheet account.

- Balance Sheet accounts shall be comprised of the followings: Each tier-1 account shall be represented by the three-digit fractional number; Each tier-2 account shall be represented by the four-digit fractional number (3 initial digits signify tier-1 account and the 4th digit signifies the tier-2 account);

- Off-Balance Sheet accounts shall be represented by 3 digits with 0 as the initial digit.

2. The Department of Debt Management and External Finance shall consult the Chart of Accounts attached hereto in order to make accounting reports and shall be entitled to add more accounts in the following cases:

- Specific subaccounts may be added to accounts which have been specified in the chart of accounts (Appendix 02) hereto in order to meet management requirements of each accounting entity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Chart of accounts, interpretation of accounting contents, accounting structure and methods shall be regulated in Appendix No. 02 “Chart of accounts” hereto attached.

Chapter IV

ACCOUNTING RECORDS

Article 17. Accounting records

1. The Fund shall open the general accounting record and the detailed accounting record to record all revenues and expenditures arising from operations and management of the Fund. It shall be prohibitory to exclude any revenue or expense from the Fund’s accounting records.

2. Opening, closing and revising accounting records shall be subject to the provisions of the Law on Accounting and the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting.

3. Recording accounts in accounting records must be timely, transparent and sufficient according to information required in accounting records. Information and data entered in accounting records must be accurate, authentic and consistent with those specified in accounting documents.

4. Recording accounts in accounting records shall be carried out in chronological order of economic and financial transactions. Information and data included in the following year’s accounting records must succeed those specified on the previous year’s accounting records. Accounting records must be continually updated from the time of opening to the time of closure.

5. Accounting records must be strictly managed by persons clearly assigned to keep and record accounts in accounting records. If an accounting record is transferred to a staff member, that staff member shall be responsible for items recorded in that accounting record during the period of safekeeping of and recording of accounts in that accounting record.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Accounting forms

1. The Fund shall apply the form of accounting for journal vouchers.

a) Principles of recording accounts in the form of accounting for journal vouchers shall be regulated as follows:

- Recording accounts in chronological order of economic or financial transactions in the register of journal vouchers;

- Recording accounts according to contents of economic or financial transactions arising in the ledger.

b) Types of accounting records:

- Journal vouchers;

- Register of journal vouchers;

- Ledger;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. List of accounting records, sample accounting records and interpretation of methods of recording accounts in accounting records shall be regulated in the Appendix No. 03 “Nomenclature of accounting records” hereto.

Chapter V

FINANCIAL STATEMENTS

Article 19. Responsibilities of the Department of Debt Management and External Finance for the preparation and submission of financial statements

1. The Department of Debt Management and External Finance shall be responsible for the preparation and submission of quarterly or yearly financial statements.

2. List of financial statements that the Fund may use:

No.

Code

Name

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Receiver

1

B01- Q

Balance sheet

Quarterly, yearly

Minister of Finance, State Treasury, State Budget Department

2

B02- Q

Income statement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minister of Finance

3

B03-Q

Report on projects with the Government’s guarantees in which advance payments for debts are financed by the Fund

Yearly

Minister of Finance

4

B04- Q

Interpretation of financial statement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minister of Finance

3. In addition to financial statements specified in the aforesaid list, the Department of Debt Management and External Finance may prepare other reports to meet management and administration needs of the Minister of Finance.

4. Sample reports and interpretation of the method for preparation of financial statement shall be regulated in the Appendix No.04 “Financial statements” hereto.

Article 20. Requirements concerning preparation and representation of financial statements

1. A financial statement to be prepared must ensure integrity, objectivity, sufficiency, timeliness and must correctly reflect assets, liabilities, revenues or expenses of the Fund.

2. A financial statement must be prepared based on data obtained after an accounting record is closed. A financial statement must be prepared based on correct information and according to the correct method, and must be represented in a manner of consistency between reporting periods.

3. A financial statement must be signed and stamped by the preparer, chief accountant and the Director of Department of Debt Management and External Finance before being submitted to the competent authority or made known to the public in accordance with laws.

Article 21. Deadlines for submission of financial statement

1. Quarterly financial statements shall be submitted by the 10th day of the initial month in the following quarter.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 22. Entry into force

1. This Circular shall take effect on January 1, 2019.

2. This Circular shall replace the Circular No. 170/2014/TT-BTC dated November 14, 2014 providing guidance on the accounting system applied to the Fund.

Article 23. Implementation

The Director of the Accounting and Audit Management and Supervision Department, the Director of Department of Debt Management and External Finance and the heads of relevant entities shall be responsible for providing instructions for and implementing this Circular./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 109/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 về hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.037

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.17.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!