Phạm vi và đồng tiền sử dụng trong giao dịch trung gian thanh toán từ ngày 17/7/2024 được quy định chi tiết tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN
>> Sản phẩm Cindellux Advanced Whitening UV Defense Essence bị đình chỉ lưu hành trên toàn quốc
>> Quy định về sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử
Căn cứ Điều 6 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, dịch vụ trung gian thanh toán (trừ dịch vụ chuyển mạch tài chính) được sử dụng cho các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Phạm vi và đồng tiền sử dụng trong giao dịch trung gian thanh toán từ ngày 17/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, đồng tiền sử dụng trong giao dịch trung gian thanh toán được quy định như sau:
(i) Các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện qua dịch vụ trung gian thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
(ii) Trường hợp tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam, trừ các trường hợp đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
(iii) Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài, đồng tiền khách hàng sử dụng để thanh toán qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán là đồng Việt Nam.
Lưu ý: Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam (hoặc từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ), tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và ngân hàng hợp tác
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
(i) Số văn bản (nếu có), thời điểm (ngày, tháng, năm) lập hợp đồng hoặc thỏa thuận.
(ii) Tên tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tên ngân hàng hợp tác.
(iii) Tên dịch vụ trung gian thanh toán hợp tác.
(iv) Quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên trong việc:
- Lựa chọn, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị chấp nhận thanh toán; trách nhiệm giám sát, kiểm tra đối với đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc thỏa thuận.
- Giải quyết các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng, đơn vị chấp nhận thanh toán.
- Quyền, nghĩa vụ khác có liên quan.
Điều 29. Các biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng - Thông tư 40/2024/TT-NHNN Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải: 1. Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư này 2. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này. 3. Phối hợp với ngân hàng hợp tác có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử tuân thủ quy định tại Điều 27 Thông tư này. 4. Ban hành quy định nội bộ về các biện pháp xử lý để ngăn chặn khách hàng sử dụng ví điện tử khi chưa liên kết hoặc không còn liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng. |