Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm từ 01/2025. Quy định về tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2024.
>> 04 yêu cầu kỹ thuật đối với bến xe khách từ ngày 01/01/2025
Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP về nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
- Tài liệu tập huấn do người thuê vận tải hoặc người vận tải tổ chức thực hiện, được biên soạn dựa trên loại và nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định tại Điều 4 Nghị định 161/2024/NĐ-CP.
- Nội dung tài liệu tập huấn bao gồm: thông tin về tên hàng hóa nguy hiểm, tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm; phân loại và ghi nhãn hàng hóa; các nguy cơ mất an toàn trong bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển; quy trình bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển phù hợp với từng vị trí làm việc; quy định an toàn đối với hàng hóa nguy hiểm. Ngoài ra, tài liệu cũng cần hướng dẫn chi tiết về các quy trình ứng phó sự cố, bao gồm: sử dụng phương tiện cứu hộ, xử lý cháy nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm; sơ cứu người bị nạn; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện và thiết bị bảo vệ cá nhân; quy trình thông báo, sơ đồ liên lạc sự cố; phối hợp với cơ quan chức năng để huy động nguồn lực ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn và hạn chế ô nhiễm môi trường; thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ và phục hồi môi trường sau sự cố.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm từ 01/2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP về tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm như sau:
a) Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này tham gia khóa tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm, định kỳ 02 năm một lần;
b) Hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động tập huấn an toàn khác;
c) Người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn lại trong các trường hợp sau đây: khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển; khi người đã được tập huấn thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được tập huấn không đạt yêu cầu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 161/2024/NĐ-CP về nội dung của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
- Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật.
- Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.
- Hành trình, lịch trình vận chuyển (áp dụng đối với trường hợp cấp theo chuyến).
- Thời hạn của giấy phép.
Trường hợp cấp phép theo từng chuyến hàng, người vận tải hàng hóa nguy hiểm phải bổ sung thông tin về phương tiện, người lái xe và người áp tải (đối với các loại hàng hóa nguy hiểm yêu cầu bắt buộc có người áp tải).
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 161/2024/NĐ-CP về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong những trường hợp đặc biệt sau:
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa.
2. Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế không ký kết điều ước quốc tế liên quan tới Việt Nam.