Người dùng tiktok/facebook phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài và bình luận. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng theo Nghi định 147/2024/NĐ-CP.
>> 03 hình thức nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế
>> Trách nhiệm của người dùng trong hoạt động sử dụng Internet
Theo điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, điểm b khản 3 Điều 27 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, khoản 10 Điều 82 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định trong vòng 90 ngày kể từ 25/12/2024 các trang mạng xã hội xuyên biên giới và các trang mạng xã hội trong nước phải tiến hành xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam. Trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại nước Việt Nam thì sẽ được xác thực tài khoản bằng phương thức xác thực bằng số định doanh cá nhân.
Đối với trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có sử dụng tính năng livesteam với mục đích thương mại thì cần phải xác thực bằng số định danh cá nhân.
Chỉ cho phép các tài khoản đã xác thực được đăng tải, bình luận, livestream và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Đối với trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, cha mẹ hoặc người giám hộ phải đăng ký tài khoản bằng thông tin của mình và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung mà trẻ đăng tải hoặc chia sẻ.
Căn cứ nội dung quy định trên, người dùng các trang mạng xã hội xuyên biên giới và tại Việt Nam cần xác minh tài khoản bằng số điện thoại thì mới được đăng bài và bình luận tương tác trên các nền tảng mạng xã hội nay.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Người dùng tiktok/facebook phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài và bình luận (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018 quy định về tình huống nguy hiểm an ninh mạng bao gồm:
- Xuất hiện thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố.
- Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Tấn công nhiều hệ thống thông tin trên quy mô lớn, cường độ cao.
- Tấn công mạng nhằm phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
- Tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia; gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định về hoạt động đấu tranh bảo vệ an ninh mạng được quy định tại Điều 22 Luật An ninh mạng 2018 cụ thể như sau:
1. Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
2. Nội dung đấu tranh bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Tổ chức nắm tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia;
b) Phòng, chống tấn công và bảo vệ hoạt động ổn định của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Làm tê liệt hoặc hạn chế hoạt động sử dụng không gian mạng nhằm gây phương hại an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;
d) Chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật An ninh mạng 2018 quy định về không gian mạng như sau:
Không gian mạng là hệ thống kết nối cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cùng các cơ sở dữ liệu. Đây là môi trường nơi con người thực hiện các hoạt động xã hội mà không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian.