Theo quy định mới nhất, người lao động bắt buộc phải thực hiện đổi CCCD sang thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
>> Công bố 07 tiêu chuẩn quốc gia về đất, cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 thì người lao động bắt buộc phải thực hiện đổi CCCD sang thẻ căn nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
(i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước 2023. Cụ thể là: Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
(ii) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.
(iii) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
(iv) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước.
(v) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính.
(vi) Xác lập lại số định danh cá nhân.
(vii) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Những trường hợp bắt buộc người lao động phải đổi CCCD sang thẻ căn cước từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước 2023 thì từ ngày 01/7/2024, người lao động được cấp lại thẻ căn cước nếu thuộc trường hợp sau:
(i) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước 2023. Cụ thể là: Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
(ii) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Theo Điều 27 Luật Căn cước 2023 người lao động có thể xin cấp , cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tại những địa điểm sau:
(i) Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
(ii) Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
(iii) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
>> Quý khách hàng xem thêm: Từ 01/7/2024, người lao động muốn xin cấp lại CCCD có phải về quê làm lại không?
Điều 22. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp - Luật Căn cước 2023 1. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. 2. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. 3. Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. 4. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. 5. Việc khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước được quy định như sau: a) Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác thông tin tích hợp trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước; b) Sử dụng thông tin trên thẻ căn cước qua thiết bị chuyên dụng để truy xuất, khai thác thông tin tích hợp qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử; c) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; d) Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước của công dân khi được sự đồng ý của công dân đó. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định trình tự, thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước. |