PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023.
>> Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Phần 18)
>> Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Phần 17)
Hiện nay, về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Theo đó, khi kinh doanh đa cấp năm 2023 cần lưu ý những nội dung sau đây:
Định kỳ 06 tháng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo tới Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Công cụ chuyển lương Gross sang Net và ngược lại |
Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Ảnh minh họa)
- Báo cáo 06 tháng đầu năm gửi Bộ Công Thương bao gồm nội dung theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP và Báo cáo tài chính của năm tài chính liền trước có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo 06 tháng đầu năm gửi Sở Công Thương bao gồm nội dung theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Báo cáo năm phải được nộp trước ngày 20/01 hàng năm cho Bộ Công Thương theo Mẫu số 15 và Sở Công Thương theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Trước ngày 10 hàng tháng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cập nhật và gửi tới Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử) danh sách người tham gia bán hàng đa cấp cư trú tại địa phương của tháng trước đó (ghi rõ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, mã số người tham gia, điện thoại liên hệ của người tham gia bán hàng đa cấp).
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có thẩm quyền.
- Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP và có trách nhiệm phối hợp trong việc xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản xác nhận ký quỹ khi Bộ Công Thương có yêu cầu.
- Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng.
- Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ.
Quý khách hàng xem tiếp >> Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Phần 20)