Sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP cập nhật tiếp những điều thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam 2024 cần lưu ý (Phần 2) để quý khách hàng được biết.
>> Những điều thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam 2024 cần lưu ý
>> Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại 2024
Căn cứ Điều 20 Luật Thương mại 2005, nghĩa vụ đối với chi nhánh của thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
(i) Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
(ii) Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(iii) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 21 Luật Thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Những điều thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam 2024 cần lưu ý
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 22 Luật Thương mại 2005, thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định như sau:
(i) Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
(ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(iii) Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(iv) Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Căn cứ Điều 23 Luật Thương mại 2005, việc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
(i) Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép.
- Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép.
- Do thương nhân bị tuyên bố phá sản.
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Quý khách hàng xem thêm >> Những điều thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam 2024 cần lưu ý (Phần 1)