Hiện nay, do tình hình dịch Covid kéo dài, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề trong kinh doanh dẫn đến cần thực hiện thủ tục phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính không dễ để thực hiện. Giải thể doanh nghiệp sẽ gắn liền với việc thanh toán các khoản nợ. Như vậy, khi thực hiện giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần biết những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
>> Xử lý doanh nghiệp không hoạt động
>> Những điều cần biết về Ban quản trị nhà chung cư
Nguồn: Internet
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một công ty theo ý chí của công ty hoặc của các cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, Giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
Khoản 4 và 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như sau:
2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp trong trường hợp giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Căn cứ Điều 210 Luật Daonh nghiệp 2020 hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
Đối với giải thể doanh nghiệp do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án
Bước 1: triệu tập họp để quyết định giải thể.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể.
Nghị quyết, quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Bước 2: Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Bước 3: Nộp hồ sơ
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp
Đối với giải thể doanh nghiệp tự nguyện.
Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
Bước 2: tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
Bước 3: Công bố giải thể doanh nghiệp
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Bước 4: Thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Bước 5: Nộp hồ sơ
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
Căn cứ pháp lý: