Nhà chung cư là công trình nhà ở mà có chứa một cộng đồng dân cư khá đông. Chung cư có cần phải có ban quản trị nhà chung cư không? Ban quản trị nhà chung cư là gì? Trách nhiệm, quyền hạn và những quy định pháp luật về ban quản trị này như thế nào?… là thắc mắc chung của nhiều người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một cách cụ thể và chính xác nhất về vấn đề này. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
>> Độ tuổi thành lập và quản lý doanh nghiệp
>> Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh
Nguồn: Internet
1. Ban quản trị nhà chung cư là gì?
Có thể hiểu Ban quản trị nhà chung cư là những đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và là nhóm người đại diện cho chủ sở hữu chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tòa nhà chung cư theo các quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 103 Luật nhà ở 2014 quy định:
3. Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình tự quản. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.
Theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014) đã quy định:
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.
Như vậy, nhà chung cư có dưới 20 căn hộ không bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
2. Mô hình ban quản trị nhà chung cư.
Điểm 1, 2 khoản 5 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD quy định như sau:
1. Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã hoặc của công ty cổ phần. Hội nghị nhà chung cư quyết định lựa chọn mô hình hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư cho phù hợp với thực tế từng tòa nhà, cụm nhà chung cư.
2. Trường hợp Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã thì việc triệu tập và tổ chức cuộc họp của Ban quản trị được thực hiện theo quy định của pháp Luật về hợp tác xã. Trường hợp Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần thì việc triệu tập và tổ chức cuộc họp của Ban quản trị được thực hiện theo quy định của pháp Luật về doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-BXD lại quy định Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình tự quản; các thành viên Ban quản trị tự thống nhất phân công thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này.
Như vậy việc tổ chức Ban quản trị dưới hình thức Hội đồng quản trị của hợp tác xã hoặc công ty cổ phần chỉ áp dụng với Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.
3. Số lượng, thành phần Ban quản trị nhà chung cư
Điều 20 Thông tư 02/2016/TT-BXD được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD quy định về Số lượng và thành phần ban quản trị nhà chung cư như sau:
Số lượng thành viên do hội nghị nhà chung cư quyết định theo nguyên tắc sau đây:
Thành phần Ban quản trị:
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu:
Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu:
4. Thủ tục công nhận và thông báo hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được hội nghị nhà chung cư bầu, Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư.
Hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị nhà chung cư
Trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư lần đầu thì hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị bao gồm:
Trường hợp bầu lại Ban quản trị nhà chung cư khi hết nhiệm kỳ hoặc bầu Ban quản trị mới do bị bãi miễn theo quy định hoặc bầu thay thế Trưởng ban, Phó ban quản trị thì hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị nhà chung cư bao gồm:
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra và ban hành Quyết định công nhận hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư kiểm tra hồ sơ và ban hành Quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư.
Căn cứ pháp lý: