Với thị trường kinh doanh sôi động và hội nhập tại Việt Nam hiện nay, lứa tuổi để khởi nghiệp rất phong phú, đa dạng. Vậy ở độ tuổi nào một cá nhân có đủ năng lưc pháp luật và năng lực hành vi để thành lập doanh nghiệp? Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra cho các bạn câu trả lời cụ thể liên quan tới quy định độ tuổi thành lập doanh nghiệp.
>> Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh
>> Cách giải quyết khi doanh nghiệp nợ lương người lao động
Nguồn: Internet
1. Độ tuổi thành lập doanh nghiệp
Khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
…
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Theo đó, người chưa thành niên sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy, độ tuổi của cá nhân để có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là từ đủ 18 tuổi.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp, pháp luật doanh nghiệp không giới hạn đổ tuổi tham gia. Vì vậy, người thành niên hay người chưa thành niên đều có quyền góp vốn và công ty.
Như vậy, người dưới 18 tuổi không có quyền thành lập, quản lý nhưng lại có quyền góp vốn vào công ty.
2. Người dưới 18 tuổi có được thừa kế doanh nghiệp?
Thừa kế công ty có thể được hiểu là thừa kế phần vốn góp, cổ phần và/hoặc quản lý, điều hành công ty.
Theo khoản 2, 3, 4 Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015, việc thừa kế phần vốn góp, cổ phần của người dưới 18 tuổi sẽ thông qua người đại diện, cụ thể:
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Đối với trường chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên mất, theo khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty.
Nếu chủ sở hữu công ty chỉ có duy nhất người thừa kế là người dưới 18 tuổi thì theo quy định của luật doanh nghiệp, người này không thể trở thành chủ sở hữu công ty.
Căn cứ Điều 136 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
Trong trường hợp người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người thừa kế dưới 18 tuổi, thì áp dụng Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 thứ tự được xác định như sau:
Những người này sẽ là người đại diện theo pháp luật của người thừa kế dưới 18, thay thế, đại diện cho họ trở thành chủ sở hữu công ty cho đến họ đủ 18 tuổi.
Như vậy, để đứng ra thành lập và quản lý công ty thì cá nhân phải đủ 18 tuổi. Nếu dưới 18 tuổi, cá nhân có thể góp vốn, mua cổ phần công ty thông qua người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ pháp lý: