Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong các trường hợp theo quy định tại Luật trồng trọt 2018.
>> Doanh nghiệp có được phép cắt giảm tiền lương nhân viên không?
>> Các loại hình doanh nghiệp nhà nước 2022
Khoản 20 Điều 2 Luật trồng trọt 2018 quy định về phân bón như sau:
- Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Theo quy định tại Điều 44 Luật Trồng trọt 2018, có thể chia phân bón thành 2 loại như sau:
Các loại phân bón không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón:
Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Các loại phân bón cần Giấy phép nhập khẩu phân bón:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:
- Phân bón để khảo nghiệm;
- Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
- Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
- Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
- Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
- Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
- Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
- Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu phân bón theo quy định như sau:
Hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm (Khoản 1 Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP):
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
- Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
- Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
- Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
- Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan Hải quan
Cách thức nộp: trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Trên đây là quy định về Nhập khẩu phân bón khi nào phải xin giấy phép? Thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phân bón. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: