Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử của doanh nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 24 Nghị định 147/2024/NĐ-CP. Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:
>> Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng (Đợt 17)
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội hoặc Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Trang thông tin điện tử không phải cấp phép theo quy định tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP bao gồm:
(i) Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ chuyên ngành.
(ii) Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ.
(iii) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ.
(iv) Diễn đàn nội bộ trên trang thông tin điện tử.
Theo đó, các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ chuyên ngành, Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, trang thông tin điện tử cá nhân, khi có cung cấp thông tin tổng hợp thì phải có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử của doanh nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Các trang thông tin điện tử quy định tại Điều 20 Nghị định 147/2024/NĐ-CP hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) hoặc Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền.
Các trang thông tin điện tử có trách nhiệm gỡ bỏ kịp thời chậm nhất là 24 giờ các nội dung xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp không xử lý theo yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn nội dung, ứng dụng, dịch vụ vi phạm pháp luật và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Biện pháp ngăn chặn chỉ được gỡ bỏ sau khi các vi phạm pháp luật đã được xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Việc cấp phép và quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp tuân thủ theo các quy định sau:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí chỉ được dẫn lại, đăng lại các sản phẩm báo chí đã được phát hành, phát sóng trước đó và thông tin tổng hợp theo quy định của pháp luật. Quy trình, thủ tục cấp phép, quản lý như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp được phép liên kết với cơ quan báo chí điện tử (không bao gồm các đài phát thanh, truyền hình) để sản xuất nội dung về các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội theo quy định tại Điều 37 Luật Báo chí 2016 trên cơ sở phải có văn bản thỏa thuận hợp tác sản xuất về nội dung.
- Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ chuyên ngành nếu cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
- Các cơ quan báo chí trong vòng 10 ngày sau khi thiết lập tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội trong và ngoài nước có trách nhiệm Thông báo thông tin với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chịu trách nhiệm về các thông tin do cơ quan báo chí cung cấp đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Báo chí và các quy định của Nghị định 147/2024/NĐ-CP; tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đã được ghi trong Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Văn bản Thông báo nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) hoặc nộp trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trường hợp nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải có chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) gửi Giấy xác nhận cho cơ quan báo chí theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]