Hiện nay, có nhiều người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng vẫn còn mơ hồ về các thủ tục, công việc cần thực hiện. Và liệu thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với người nước ngoài có phức tạp không? Mời Quý thành viên xem bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
>> Tiện ích mới: Tra cứu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
>> Những điều cần biết khi thiết lập một trang mạng xã hội
Người nước ngoài được quyền thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam theo nhu cầu nếu KHÔNG thuộc các trường hợp sau:
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo Cam kết số 318/WTO/CK về dịch vụ, hiện diện thương mại tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ cam kết tương ứng với phạm vi hoạt động của mình, bao gồm cả các điều kiện giới hạn.
Vì vậy, trước khi người nước ngoài thực hiện các thủ tục để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, cần xem xét hai vấn đề sau:
- Người đó có thuộc đối tượng KHÔNG được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định hay không?
- Phạm vi hoạt động, điều kiện của doanh nghiệp có đáp ứng cam kết nêu trên hay không?
Đây có thể được xem là điểm khác biệt lớn nhất giữa thủ tục mà người nước ngoài phải thực hiện so với thủ tục mà công dân Việt Nam phải thực hiện khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Vậy, sau khi xem xét các vấn đề tại mục 1 bài viết này và đáp ứng, người nước ngoài phải tiếp tục thực hiện các thủ tục về đầu tư, cụ thể:
Đầu tiên, người này cần xem xét dự án dự định đầu tư có thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 30, 31, 32 của Luật Đầu tư năm 2020.
Tiếp theo, tùy trường hợp mà người này thực hiện thủ tục tương ứng dưới đây:
- Nếu thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì người này thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tương ứng tại Điều 34, 35, 36 của Luật Đầu tư năm 2020.
Khi hoàn thành thủ tục, người này sẽ được cấp văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 30, 31, 32, 33 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
- Nếu không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì người này thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 38, 39 của Luật Đầu tư năm 2020; được hướng dẫn bởi Điều 34 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Cuối cùng, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Người nước ngoài được quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình để đăng ký thành lập doanh nghiệp, tham khảo tại bài viết: Các loại hình doanh nghiệp phổ biến.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dẫu pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế hay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam nhưng không có quy định quy trình cụ thể và thực tế, hầu như không có trường hợp người nước ngoài đăng ký doanh nghiệp theo loại hình này.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp do người nước ngoài thành lập hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo các điều kiện đó; cũng như có thể phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết tương ứng. Quý thành viên có thể tra cứu và xem chi tiết tại đây.
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm thực hiện các công việc, thủ tục về thuế, lao động, bảo hiểm, … theo quy định của pháp luật, xem thêm tại các bài viết:
09 công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp
Một số thủ tục với cơ quan thuế khi doanh nghiệp mới thành lập
13 công việc Lao động – Tiền lương mà doanh nghiệp cần thực hiện khi mới thành lập
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: