Sau đây PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến quý thành viên bài viết sau để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi giao dịch được xác lập bởi người đại diện không đúng thẩm quyền hoặc người đại diện vượt quá phạm vi đại diện.
>> Mức xử phạt đối với doanh nghiệp khi thực hiện một số thủ tục không đúng hạn
>> Hướng dẫn đăng ký Mã số, Mã vạch cho sản phẩm
|
Không có quyền đại diện |
Vượt quá phạm vi đại diện |
Phạm vi đại diện |
Không được doanh nghiệp ủy quyền làm đại diện nhưng vẫn xác lập, thực hiện các giao dịch thay mặt cho doanh nghiệp. |
Có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch nhưng không có quyền xác lập, thực hiện toàn bộ giao dịch mà chỉ được xác lập, thực hiện môt phần giao dịch. |
Hậu quả pháp lý |
Không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với doanh nghiệp. |
Không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. |
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều phát sinh hậu quả pháp lý như trên, mà trong trường hợp này vẫn có một số ngoại lệ mà giao dịch được xác lập, thực hiện vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp khi rơi vào các trường hợp sau đây:
Bộ luật dân sự 2015 chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp “biết mà không phản đối”. Do đó, chúng ta có thể tham khảo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán có ban hành Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế trong đó có giải thích trường hợp về “biết mà không phản đối” được nêu sau đây:
- Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).
- Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân...).
- Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế...).
- Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe ôtô để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...).
Trường hợp này có thể được hiểu là trường hợp doanh nghiệp có hành vi làm cho bên tham gia giao dịch tin tưởng rằng người đại diện có thẩm quyền xác lập, thực hiện giao dịch.
Quý thành viên có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Những điều cần biết về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý:
Anh Đào