Những năm gần đây, thị trường kinh doanh bán quán cà phê ngày càng nở rộ. Mở quán cà phê là phương án kinh doanh không cần quá nhiều vốn và có ít rủi ro. Tuy nhiên, mọi hình thức kinh doanh đều có những vấn đề pháp lý riêng. Vậy để làm đúng các yêu cầu và quy định của cơ quan nhà nước, chủ quán cà phê cần chuẩn bị những gì?
>> Phân biệt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài
>> 07 câu hỏi thường gặp về ngành, nghề kinh doanh
Nguồn: Internet
1. Mở quán Cà phê có cần đăng ký kinh doanh?
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP các hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo đó, việc mở quán cà phê là hình thức kinh doanh có địa điểm cụ thể nên phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê.
Có 2 loại hình đăng ký kinh doanh Cà phê:
- Hộ kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh nhỏ, hộ gia đình;
- Doanh nghiệp: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc lớn (k.hi thương nhân muốn kinh doanh dạng chuỗi hoặc mở quán có quy mô tương đối lớn).
Đối với Hộ kinh doanh (Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ của bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.
Đối với doanh nghiệp: (Tùy vào loại hình doanh nghiệp anh/chị đăng ký mà hồ sơ khác nhau)
Bước 1: Soạn hồ sơ theo quy định và nộp online thông qua công thông tin quốc gia hoặc nộp trực tiếp bằng hồ sơ giấy đến Sở kế hoạch đầu tư tỉnh.
Bước 2: Sau 3 ngày làm việc thì cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không đúng thì sẽ thông báo sửa đổi bổ sung.
Bước 3: Nộp lệ phí và nhận kết quả đăng ký kinh doanh tại bộ phận trả kết quả Sở kế hoạch đầu tư.
3. Giấy phép vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, tất cả các cơ sở có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép an toàn thực phẩm, trừ một số cơ sở. Trong đó khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như sau:
10. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Như vậy quán cà phê nếu được cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì được coi là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Vì vậy, quán cà phê nếu đăng ký hộ kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, khi mở quán cà phê dưới hình thức doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tham khảo thêm tại: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ pháp lý: