Công ty yêu cầu người lao động viết giải trình với trường hợp vi phạm nội quy lao động (đi làm trễ, bỏ việc…) thì mẫu văn bản giải trình áp dụng thế nào? – Thị Vi (TP. Hồ Chí Minh).
>> Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2022
>> Mẫu bảng đánh giá nhân viên hàng tháng năm 2022
Mẫu văn bản giải trình dành cho người lao động năm 2022 và hướng dẫn sử dụng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o---
VĂN BẢN GIẢI TRÌNH
(Về việc[1]……………………………………)
Kính gửi[2]:.................................................................................................................................................................
Tôi tên là[3]:…………………… Sinh ngày[4]:.../…/… Hiện đang làm việc tại[5]: .........................................................
của Công ty[6]…………………………………………
Nay tôi viết văn bản này là để giải trình về việc[7]........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
theo yêu cầu của[8]………………………………ngày…/…/….
Nội dung giải trình[9]:....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Trên đây là toàn bộ nội dung giải trình của tôi về việc[10]...........................................................................................
Tôi cam đoan toàn bộ nội dung trình bày là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công ty, pháp luật nếu có điều gì gian dối.
|
…, ngày…tháng…năm… (Người viết giải trình ký và ghi rõ họ tên) |
[1] Điền tóm lượt nội dung cần giải trình (ví dụ: lý do đi làm trễ; lý do bỏ việc từ 05 ngày làm việc trở lên…).
[2] Điền người có trách nhiệm tiếp nhận văn bản giải trình (tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp; nội dung, phạm vi vấn đề cần giải trình mà người có trách nhiệm tiếp nhận văn bản giải trình của người lao động là khác nhau. Ví dụ như Trưởng Phòng Nhân sự, Ban Giám đốc Công ty, Quản lý Phòng/Ban/Nhóm…).
[3] Họ và tên của người lao động.
[4] Ngày, tháng, năm sinh của người lao động.
[5] Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[6] Điền tên của Công ty.
[7] Điền tóm lượt nội dung cần giải trình (ví dụ: lý do đi làm trễ; lý do bỏ việc từ 05 ngày làm việc trở lên…).
[8] Điền rõ người yêu cầu giải trình (ví dụ như Trưởng Phòng Nhân sự, Ban Giám đốc Công ty, Quản lý Phòng/Ban/Nhóm…).
[9] Cần trình bày chi tiết nội dung giải trình, các tài liệu kèm theo (nếu có) để chứng minh cho yêu cầu giải trình.
[10] Điền tóm lượt nội dung cần giải trình (ví dụ: lý do đi làm trễ; lý do bỏ việc từ 05 ngày làm việc trở lên…).
Mẫu văn bản giải trình dành cho người lao động năm 2022
Thực tế, không phải lúc nào người lao động đi làm trễ, bỏ việc từ 05 ngày làm việc trở lên… cũng là lỗi cố ý vi phạm nội quy lao động (nhiều trường hợp họ có lý do chính đáng). Để xem xét xử lý kỷ luật người lao động một cách thấu tình, đạt lý thì doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động viết giải trình về việc vi phạm đó. Dựa vào văn bản giải trình của người lao động mà doanh nghiệp xem xét có nên xử lý kỷ luật người lao động hay không.
Do đó, văn bản giải trình dành cho người lao động là rất quan trọng, người lao động cần ghi chính xác sự việc đã diễn ra; nêu rõ lý do chính đáng, cung cấp tài liệu (nếu có) để chứng minh mình có lý do chính đáng hoặc không vi phạm nội quy lao động…
Mẫu văn bản giải trình dành cho người lao động năm 2022 nêu trên có giá trị tham khảo để người lao động áp dụng. Trường hợp tại doanh nghiệp đã có mẫu cụ thể áp dụng riêng cho doanh nghiệp thì người lao động thực hiện theo mẫu của doanh nghiệp.
Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải – Bộ luật Lao động 2019 Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây: 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; 2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; 3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này; 4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. |