Dưới đây là mẫu bảng kê khai địa điểm kinh doanh dùng cho tổ chức mới nhất được quy định tại Thông tư 86/2024/TT-BTC có hiệu lực từ 06/02/2025.
>> 04 trường hợp thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa 2025
>> Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2025
Mẫu bảng kê khai địa điểm kinh doanh dùng cho tổ chức mới nhất được quy định tại Mẫu BK03-ĐK-TCT Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 86/2024/TT-BTC.
Trên đây là mẫu bảng kê khai địa điểm kinh doanh dùng cho tổ chức.
Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Mẫu bảng kê khai địa điểm kinh doanh dùng cho tổ chức mới nhất
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trình tự lập địa điểm kinh doanh như sau:
(i) Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
(ii) Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định về tên địa điểm kinh doanh như sau:
(i) Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
(ii) Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
(iii) Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
(iv) Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
(v) Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
(vi) Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
|