Dưới đây là thông tin về lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và một số hoạt động tổ chức vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương.
>> 05 lưu ý khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV 2025
>> Lời chúc khai trương hồng phát mới nhất 2025
Ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 sẽ rơi vào ngày 7/4 Dương lịch (thứ 2 trong tuần), do đó người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liên tục bao gồm 1 ngày nghỉ lễ vào thứ 2 và 2 ngày nghỉ cuối tuần đối với các cơ quan, đơn vị có lịch nghỉ cố định 2 ngày cuối tuần.
Trên đây là thông tin về lịch nghỉ giỗ tổ Hùng Vương 2025.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tờ khai thuế giá trị gia tăng - Mẫu số 05/GTGT Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC |
Lịch nghỉ giỗ tổ Hùng Vương 2025 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 từ 29/3 - 7/4/2025 (tức từ mùng 1 đến hết mùng 10/3 năm Ất Tỵ) tại TP Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh, với quy mô cấp tỉnh do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì.
Theo đó, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 gồm 2 phần chính là phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 3/4/2025 (tức mùng 6/3 năm Ất Tỵ); Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong” ngày 7/4/2025 (tức mùng 10/3 năm Ất Tỵ); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh từ 29/3 - 2/4/2025 (tức từ mùng 1 - 5/3 năm Ất Tỵ).
Phần Hội là Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc như: Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương”; trình diễn hát Xoan làng cổ; giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc Cúp Hùng Vương; giải Marathon “Về nguồn”; giải bơi chải Việt Trì mở rộng…
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
(i) Phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
(ii) Phải ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.
(iii) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường.
(iv) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
(v) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.
(vi) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các khoản nêu trên còn phải thực hiện các quy định sau:
- Không đi lễ hội trong giờ hành chính.
- Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
|