Dưới đây là 05 lưu ý khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo quá trình thành lập thuận lợi và hoạt động kinh doanh hiệu quả.
>> Lời chúc khai trương hồng phát mới nhất 2025
>> 5 thông tin giáo viên cần công khai niêm yết tại cơ sở dạy thêm kể từ 14/02/2025
Dưới đây là 05 lưu ý khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Vốn điều lệ của công ty TNHH MTV khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty (theo khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020).
Căn cứ Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, khi góp vốn điều lệ thành lập công ty TNHH cần lưu ý những điều sau:
- Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
- Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định trên, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
05 lưu ý khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV 2025 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH MTV có quyền kinh doanh mọi ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, các ngành nghề này phải thuộc Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
>> Xem thêm: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công ty TNHH MTV có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020).
Căn cứ khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH MTV phải có ít nhất một người giữ một trong các chức danh:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Chủ tịch công ty.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Lưu ý: Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên tiếng Việt của công ty TNHH MTV bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
(i) Loại hình doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH.
(ii) Tên riêng.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Lưu ý:
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Căn cứ Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Căn cứ điểm c khoản 8 Điều 3 Luật Nhà ở 2023, trụ sở công ty có thể đặt tại phần diện tích có mục đích kinh doanh, thương mại của nhà chung cư có mục đích hỗn hợp dùng để ở và kinh doanh. Không được sử dụng nhà chung cư để ở vào mục đích kinh doanh.