Em thực tập tại một doanh nghiệp và được yêu cầu liệt kê, phân biệt số vàng tiền tệ của doanh nghiệp. Do đó, cho em xin mẫu bảng kê vàng tiền tệ - Quốc Trung (Hà Tĩnh).
>> Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hóa Nhóm 84 từ ngày 15/7/2023 (Phần 5)
>> Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hóa Nhóm 84 từ ngày 15/7/2023 (Phần 4)
Mẫu 07-TT về bảng kê vàng tiền tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
Đơn vị:................... Bộ phận:................ |
Mẫu số 07 - TT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG KÊ VÀNG TIỀN TỆ[1]
(Đính kèm phiếu .................................. Quyển số:.............
Ngày .......tháng .........năm ............) Số:............
STT |
Tên, loại, qui cách phẩm chất[2] |
Đơn vị tính[3] |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền[4] |
Ghi chú |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
x |
x |
x |
|
|
Ngày.......tháng......năm 2023 |
|||
Kế toán trưởng |
Người nộp (nhận) |
Thủ quỹ |
Người kiểm nghiệm |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
[1] Bảng kê vàng tiền tệ do người đứng ra kiểm nghiệm lập thành 2 liên, 1 liên đính kèm với phiếu thu (chi) chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập hoặc xuất quỹ và 1 liên giao cho người nộp (hoặc nhận).
Lưu ý: Bảng kê phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên như quy định.
[2] Có thể ghi rõ ký hiệu của loại vàng tiền tệ khi cần thiết tại cột B.
[3] Điền đơn vị tính: Gam, chỉ, kg đối với từng loại vàng tiền tệ.
[4] Bằng số lượng cột 1 nhân (x) đơn giá cột 2.
Mẫu 07-TT về bảng kê vàng tiền tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Bảng kê vàng tiền tệ theo mẫu số 07-TT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (nêu tại mục 1) dùng để liệt kê số vàng tiền tệ của doanh nghiệp, nhằm quản lý chặt chẽ, chính xác các loại vàng tiền tệ có tại doanh nghiệp và làm căn cứ cùng với chứng từ gốc để lập phiếu thu, chi quỹ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Nguyên tắc kế toán được quy định tại Điều 6 Luật Kế toán 2015 như sau:
(i) Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
(ii) Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
(iii) Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
(iv) Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật Kế toán 2015.
(v) Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
(vi) Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
(vii) Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện nêu tại mục (i), (ii), (iii), (iv), (v) và (vi) còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.