Công ty tôi có gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại với kỳ hạn 12 tháng, nay muốn rút trước hạn tiền gửi thì lãi suất sẽ là bao nhiêu? Thúy Diễm (TP. Hồ Chí Minh).
>> Điểm mới về kinh doanh quyền sử dụng đất tại Dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
>> Tăng mạnh trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng từ ngày 23/9/2022
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN (MIỄN PHÍ) để sử dụng nhiều tiện ích quan trọng (tải file tài liệu, biểu mẫu…)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/8/2022), rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi.
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc rút trước hạn tiền gửi phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với từng hình thức tiền gửi cụ thể. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được thỏa thuận phù hợp nội dung tại mục 2 câu trả lời này. Trường hợp không có thỏa thuận rút trước hạn tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi phù hợp với quy định tại Thông tư 04/2022/TT-NHNN.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN, trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
Đối với trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi thì thực hiện như sau:
- Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
- Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.
Lưu ý: Đối với các thỏa thuận lãi suất rút trước hạn tiền gửi trước 01/8/2022, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2022/TT-NHNN.
Lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại ngân hàng năm 2022
Việc rút trước hạn tiền gửi sẽ dẫn đến thiệt thòi về quyền lợi cho khách hàng (phần lãi suất bị giảm nhiều so với trường hợp rút tiền gửi đúng hạn). Do đó, chỉ khi nào thật sự cần thiết (ví dụ: không thể xoay xở dòng vốn kinh doanh; đến hạn trả nợ khách hàng nếu không trả sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại…) thì mới tính đến việc rút trước hạn tiền gửi.
Hôm nay, nhiều khách hàng thắc mắc dấu hiệu nào để nhận biết ngân hàng phá sản, ở Việt Nam ngân hàng có dễ bị phá sản hay không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã cho phép các ngân hàng được quyền phá sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có ngân hàng nào phá sản. Bởi để một ngân hàng phá sản là điều khá khó khăn. Ngay khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để phục hồi khả năng thanh toán của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi tốt nhất của khách hàng. Đồng thời, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi. Điều 155. Phá sản tổ chức tín dụng 1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. 2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản. 3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng. |