Pháp luật đã quy định như thế nào đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư và khấu trừ bán sản phẩm hay đối với tài sản cố định và một số trường hợp khác về việc không kê khai thuế, tính nộp thuế GTGT?
>> So sánh thuế, phí và lệ phí
>> Các trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng
Nguồn: Internet
1. Chuyển nhượng dự án đầu tư và khấu trừ bán sản phẩm
Căn cứ vào khoản 4 và 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp dưới đây không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã:
Có thể hiểu đơn giản thông qua ví dụ sau:
Tháng 3/2020, công ty trách nhiệm hữu hạn A thực hiện dự án đầu tư xây dựng Xưởng sản xuất quần áo trẻ em. Đến tháng 3/2021, dự án so với đề án thiết kế ban đầu hoàn thành được 80%, giá trị đầu tư là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp cũng như gặp vấn đề khó khăn về tài chính, Công ty trách nhiệm hữu hạn A chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho công ty B với giá chuyển nhượng là 12 tỷ đồng. Trong trường hợp này, công ty A không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho công ty B.
Ngoài ra, để được phép chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng Xưởng sản xuất quền áo trẻ em thì công ty A phải tuân thủ các điều kiện về chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
- Doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm:
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, các sản phẩm bán theo phương pháp khấu trừ không phải khai thuế, tính thuế GTGT gồm:
Lưu ý: Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho DN, HTX đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.
Ví dụ: Công ty TNHH A là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua cà phê nhân của nông dân trồng cà phê, sau đó Công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh doanh H thì doanh thu của Công ty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng mức thuế suất 5%.
2. Tài sản cố định và một số trường hợp khác
- Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển:
Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tài sản cố định được hiểu là tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái hay tiêu chuẩn ban đầu bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Khoản 6 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
- Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khia, nộp thuế GTGT trong các trường hợp được quy định tại Khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC như sau:
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định, trừ trường đối với tài sản cố định.
Căn cứ pháp lý: