Trong một vụ việc gần đây, khi bị bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT của một tập đoàn lớn đã ủy quyền cho Phó Tổng giám đốc để thực hiện các công việc, các quyền của Chủ tịch HĐQT trong công ty. Vậy việc ủy quyền trong trường hợp này có được pháp luật thừa nhận? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:
>> Trái phiếu là gì? Các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước
>> Hướng dẫn thủ tục nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh trực tuyến
Việc ủy quyền của Chủ tịch HĐQT khi bị bắt tạm giam xảy ra trong 02 trường hợp:
(i) Việc ủy quyền diễn ra trước khi có quyết định bắt tạm giam; và
(ii) Việc ủy quyền diễn ra sau khi có quyết định bắt tạm giam.
Đối với trường hợp (i): Việc ủy quyền diễn ra trước khi có quyết định bắt tạm giam
Theo khoản 4 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị (HĐQT).
Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ cho phép Chủ tịch HĐQT ủy quyền việc thực hiện công việc, quyền và nghĩa vụ của mình cho một người khác là thành viên của HĐQT. Điều này hoàn toàn có cơ sở, vì các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT gắn liền với hoạt động của HĐQT, đồng thời tư cách Chủ tịch HĐQT cũng chỉ được bầu lên từ một trong những thành viên của HĐQT theo khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên HĐQT. Do đó, để thay thế thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT thì người đó cũng phải là một trong những thành viên của HĐQT.
Như vậy, trước khi bị bắt tạm giam nếu Chủ tịch HĐQT ủy quyền cho Phó Tổng giám đốc mà người này cũng là thành viên của HĐQT thì việc ủy quyền này là hợp pháp. Ngược lại, nếu Phó Tổng giám đốc được ủy quyền này không phải là thành viên của HĐQT thì việc ủy quyền này không đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Đối với trường hợp (ii): Việc ủy quyền diễn ra sau khi có quyết định bắt tạm giam
Theo khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện để trở thành thành viên của HĐQT gồm có:
Trong đó, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:
Như vậy, khi bị bắt tạm giam thì Chủ tịch HĐQT đã không còn đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện để làm thành viên HĐQT nên cũng không còn đảm bảo tư cách Chủ tịch HĐQT đo đó sẽ không thể ủy quyền của Chủ tịch HĐQT cho bất kỳ người nào khác. Chính vì vậy mà khoản 4 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp Chủ tịch HĐQT bị bắt tạm giam thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên HĐQT giữ chức Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của HĐQT chứ không quy định về việc ủy quyền cho thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT.
Xem thêm nội dung: Công ty Cổ phần cần làm gì khi Chủ tịch HĐQT bị bắt tạm giam?
Lưu ý: Dù trước khi bị tạm giam, Chủ tịch HĐQT có ủy quyền cho thành viên của HĐQT khác nhưng việc ủy quyền này cũng chỉ có hiệu lực pháp lý đến trước khi Chủ tịch HĐQT bị tạm giam. Khi Chủ tịch HĐQT bị tạm giam thì quan hệ ủy quyền này chấm dứt và HĐQT còn lại phải bầu một thành viên khác giữ chức Chủ tịch HĐQT cho đến khi có quyết định mới của HĐQT.
Theo phân tích ở mục 1. Chủ tịch HĐQT có thể ủy quyền cho Phó Tổng giám đốc khi đáp ứng đủ 03 điều kiện:
(i) Việc ủy quyền diễn ra trước khi có quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Chủ tịch HĐQT;
(ii) Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản; và
(iii) Phó Tổng giám đốc được ủy quyền phải là thành viên của HĐQT.
Theo khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trong công ty cổ phần thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Do đó, Chủ tịch HĐQT không phải là người có chức năng điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty nên cũng không thể ủy quyền cho người khác điều hành công việc kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 2 Điều 275 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định đối với công ty đại chúng thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Quy định này nhằm tách bạch giữa chức năng quản lý và điều hành và tránh tình trạng tập trung quá nhiều quyền lực vào một người trong công ty cổ phần.
Phạm vi ủy quyền của Chủ tịch HĐQT dựa trên các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định tại khoản 3 Điều 156 và khoản 2 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm các công việc:
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Do đó, nếu Chủ tịch HĐQT đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty thì có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện các giao dịch và các quan hệ pháp lý khác cho công ty.
Trên đây là quy định về Chủ tịch HĐQT bị bắt tạm giam thì có được ủy quyền cho Phó Giám đốc? Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: