PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 5)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 4)
Tại phần 01 của bài viết đang trình bày quy định về nội dung chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), sau đây là các quy định tiếp theo về nội dung chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:
+ Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;
+ Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính);
+ Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;
+ Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp...;
+ Tiền chi trả lãi vay;
+ Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Tiền thu do được hoàn thuế;
+ Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;
+ Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;
+ Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 2) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm:
- Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là tài sản cố định vô hình;
- Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác;
- Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;
- Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại;
- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại;
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 3)