PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 5)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 4)
Tại phần 01 và phần 2 của bài viết đã trình bày 03 nội dung chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), sau đây là các nội dung tiếp theo của chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:
- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành;
- Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
- Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính;
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 3) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền phát sinh có đặc điểm riêng. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tổ chức này phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động để phân loại các luồng tiền một cách thích hợp.
Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các luồng tiền sau đây được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
- Tiền chi cho vay;
- Tiền thu hồi cho vay;
- Tiền thu từ hoạt động huy động vốn (kể cả khoản nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
- Trả lại tiền huy động vốn (kể cả khoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
- Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
- Gửi tiền và nhận lại tiền gửi vào các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
- Thu và chi các loại phí, hoa hồng dịch vụ;
- Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi đã thu;
- Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiền đã trả;
- Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;
- Tiền thu vào hoặc chi ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán;
- Tiền chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại;
- Tiền thu từ bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
- Thu nợ khó đòi đã xóa sổ;
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, tiền thu bảo hiểm, tiền chi bồi thường bảo hiểm và các khoản tiền thu vào, chi ra có liên quan đến điều khoản hợp đồng bảo hiểm đều được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tương tự như đối với các doanh nghiệp khác, trừ các khoản tiền cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 4)