PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 335 (chi phí phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 335 (chi phí phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
Tại phần 1 của bài viết đã hướng dẫn 03 nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 335 (Chi phí phải trả) theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tiếp tục hướng dẫn những nguyên tắc kế toán còn lại của tài khoản 335 (Chi phí phải trả), đồng thời cũng sẽ hướng dẫn về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này.
Việc trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Về nguyên tắc, các khoản chi phí phải trả phải được doanh nghiệp quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải được hoàn nhập.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 335 (chi phí phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Việc trích trước chi phí để tạm tính giá vốn sản phẩm, hàng hoá bất động sản còn phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp chỉ được trích trước vào giá vốn hàng bán đối với các khoản chi phí đã có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trước cho từng hạng mục công trình trong kỳ.
- Doanh nghiệp chỉ được trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán cho phần hàng hoá bất động sản đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu.
- Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận vào giá vốn hàng bán phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hoá bất động sản được xác định là đã bán (được xác định theo diện tích).
Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng tài sản cố định, bất động sản đầu tư, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng;
- Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, vi dụ: Nhà thầy xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đòng cho chủ tàu...
Những khoản chi phí mà doanh nghiệp trích trước nhưng chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 335 (Chi phí phải trả) có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.
Bên Có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Mời Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 335 (chi phí phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3).