Gắn liền với các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư là những văn bản, báo cáo đi kèm. Vậy, những văn bản, báo cáo này được ký như thế nào?
>> 04 điều cần biết về thành viên hợp danh của công ty hợp danh
>> Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của DN
Hướng dẫn ký văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư (ảnh minh họa)
Theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT thì các văn bản, báo cáo được ký như sau:
- Đối với trường hợp đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam:
+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư ký các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư;
+ Sau khi thành lập tổ chức kinh tế, người đại điện có thẩm quyền theo pháp luật của tổ chức kinh tế ký các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư.
- Đối với trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Việt Nam:
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và người đại điện có thẩm quyền theo pháp luật của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cùng ký các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư.
- Đối với trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam:
Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh ký các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư và các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Nhà đầu tư quy định tại Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP đăng ký đầu tư ra nước ngoài ký các văn bản và báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Theo đó, nhà đầu tư quy định tại Điều 68 Nghị định 31 gồm:
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định.
- Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định.
- Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.
Trung Tài