Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó có hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường.
>> Dangkykinhdoanh gov vn tra cứu thông tin mới nhất về doanh nghiệp năm 2024
>> Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Xem chi tiết tại Mục 1 bài viết: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Căn cứ Điều 10 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được quy định như sau:
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
(i) Hỗ trợ cho doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động với mức hỗ trợ 02 triệu đồng/tháng/lao động, thời gian hỗ trợ 03 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị được hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, mức hỗ trợ 500 ngàn đồng/nông dân tham gia liên kết được đào tạo. Thời gian hỗ trợ là 03 tháng.
(ii) Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh.
(iii) Hỗ trợ 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Các khoản hỗ trợ nêu tại Mục 2.1 được thực hiện theo dự án đầu tư. Tổng các khoản hỗ trợ cho một dự án tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 01 tỷ đồng.
Đề nghị hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Công văn của doanh nghiệp về việc tạm ứng (thanh toán) kinh phí |
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
(i) Điều kiện hỗ trợ:
- Doanh nghiệp có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử và có tài sản đảm bảo tối thiểu 10 tỷ đồng.
- Trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia” được xây dựng ít nhất bằng 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung) và cam kết duy trì hoạt động tối thiểu 10 năm. Thông tin sản phẩm của các doanh nghiệp được duy trì ít nhất 03 năm.
- Nhà nước bắt đầu hỗ trợ khi có tối thiểu 500 doanh nghiệp đã đăng sản phẩm lên trang thông tin điện tử.
(ii) Mức hỗ trợ:
Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp có trang thông tin điện tử quốc gia là 05 triệu đồng/doanh nghiệp có sản phẩm đã đăng lên trang thông tin điện tử quốc gia. Tổng mức hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng.
Lưu ý: Trường hợp có nhiều doanh nghiệp cùng muốn tham gia xây dựng trang thông tin điện tử giao dịch nông sản quốc gia, thì việc lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu.
Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được quyền chủ động thu mua nguyên liệu nông sản từ nuôi, trồng để đưa vào bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
Nông sản từ nuôi, trồng được tự do lưu thông trên thị trường, cơ quan nhà nước không được có các thủ tục hành chính về xác nhận nguồn gốc nguyên liệu và các thủ tục hành chính khác gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, trừ trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia và dịch bệnh nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng được quy định tại Luật chuyên ngành.
>>Xem các chính sách ưu đãi khác dành cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp TẠI ĐÂY
Điều 12. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt - Nghị định 57/2018/NĐ-CP Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: 1. Hỗ trợ 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị. 2. Ngoài hỗ trợ hạ tầng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp nhập, bò giống cao sản để nuôi trực tiếp hoặc liên kết nuôi với hộ gia đình thì được hỗ trợ bổ sung là 10 triệu đồng/con. |