Tôi muốn biết hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất trong năm 2024 bao gồm những gì? Mong được giải đáp chi tiết về vấn đề này! – Thúy An (Hà Nội).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 14/05/2024
Ngày 10/05/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Nghị định 50/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2024.
Theo đó, hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ 15/05/2024 bao gòm những nội dung như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP), hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ ngày 15/05/2024 bao gồm:
(i) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình xây dựng mới:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP).
- Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất đối với dự án, công trình.
- Dự toán xây dựng công trình; hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
(ii) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng hoặc thiết kế điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP).
- Dự toán xây dựng công trình đối với phần cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
(iii) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP).
- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Như vậy, tại Nghị định 50/2024/NĐ-CP đã lược bỏ quy định về trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật và không yêu cầu Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Lưu ý: Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện.
Có thể thấy, quy định mới tại Nghị định 50/2024/NĐ-CP không yêu cầu phải có bản dịch ra tiếng Việt nếu hồ sơ là tiếng nước ngoài.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024 |
Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ 15/05/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP), việc thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ ngày 15/05/2024 bao gồm các nội dung như sau:
Đối với đồ án quy hoạch phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của đồ án với các quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
2.2. Đối với dự án, công trình
Đối với dự án, công trình phải xem xét các nội dung sau: Đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ, bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp thoát nạn; giải pháp chống tụ khói; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy; hệ thống cấp nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của công trình.
Theo đó, nội dung thẩm duyệt đối với dự án, công trình tại quy định này đã lượt đi một số nội dung thẩm duyệt so với quy định cũ tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP về các nội dung như: Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để thiết kế công trình, giải pháp thoát nạn; giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn; phương án chống sét, chống tĩnh điện,..
Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
Lưu ý: Đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định, khi lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì chỉ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong công trình.