Từ ngày 18/9/2023, trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài? Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm những gì? – Minh Thanh (Quảng Bình).
>> Mẫu thang bảng lương và hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương 2024
>> Quy định về việc xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài kể từ ngày 18/9/2023 bao gồm:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
- Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
(Căn cứ Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP).
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài từ 18/9/2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
(ii) 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
(iii) Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
- Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại Mục 1 của bài viết thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
(iv) Giấy tờ quy định tại đoạn (iii) Mục này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ, e khoản 13 và điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(Căn cứ Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
(Căn cứ Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động - Nghị định 152/2020/NĐ-CP Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: 1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết. 2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. 3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. 6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó. 8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. 9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này. |