Quyền liên quan đến tác giả (gọi là quyền liên quan) được pháp luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận và bảo hộ. Giống như bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cũng có giới hạn nhất định trong quá trình bảo hộ với mục đích giới hạn sự độc quyền của chủ sở hữu và mang lại lợi ích chung cho những chủ thể khác có khả năng đón nhận cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình…
>> Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
>> Nội dung và Giới hạn quyền tác giả
Nguồn: Internet
1. Nội dung bảo hộ quyền liên quan
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định “Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa".
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Nội dung bảo hộ quyền liên quan được quy định tại Luật SHTT bao gồm:
- Quyền của người biểu diễn (Điều 29 Luật SHTT 2005):
Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền tài sản phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định pháp luật hoặc thỏa thuận khi pháp luật không quy định.
- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (khoản 9 Điều 1 Luật SHTT sửa đổi 2009):
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
- Quyền của tổ chức phát sóng (Điều 31 Luật SHTT 2005):
Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.
2. Giới hạn quyền liên quan
Giới hạn quyền liên quan là để hạn chế quyền của chủ sở hữu trong một số trường hợp nhất định. Được quy định chi tiết tại Điều 32 và 33 Luật SHTT 2005 (sửa đổi 2009), cụ thể:
- Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao:
- Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân sử dụng các quyền đối với những trường hợp được quy định như trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Căn cứ pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009