Nhằm cân bằng lợi ích, đám bảo quyền lợi cho tác giả và các chủ thể khác có điều kiện đón nhận tác phẩm mà Luật Sở hữu trí tuệ đã có quy định về nội dung cũng như giới hạn quyền tác giả. Vậy quyền tác giả bao gồm những quyền nào? Việc giới hạn quyền tác giả được thể hiện ra sao?
>> Như thế nào là hành vi xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp?
>> Khi nào sửa đổi văn bằng bảo hộ?
Nguồn: Internet
1. Nội dung quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Trong đó:
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
Lưu ý:
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản hay quyền công bố hoặc đưa người khác công bố tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Các quyền tài sản sẽ do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Giới hạn quyền tác giả
Giới hạn quyền tác giả là những hạn chế về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thể hiện cho nguyên tắc hài hòa, bình đẳng giữa chủ thể quyền tác giả và lợi ích của công chúng. Là những quy định liên quan tới việc khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,... nhằm đáp ứng các nhu cầu chính đáng để phục vụ cho công tác giảng dạy hay nghiên cứu khoa học. Theo quy định tại khoản 6 và 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 đã quy định các trường hợp giới hạn quyền tác giả. Cụ thể:
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nêu trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Tự sao chép hay sao chép một tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Lưu ý:
Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm đã được công bố không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
Căn cứ pháp lý: