Trong năm 2024, giá trị pháp lý của chứng thư giám định được pháp luật quy định như thế nào? Mong được giải đáp chi tiết về vấn đề này, xin cảm ơn! – Ngọc Trâm (Đà Nẵng).
>> Các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại 2024
>> Quyền, nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh, cung ứng dịch vụ quá cảnh 2024
Các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trong năm 2024 được thực hiện theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 20/2006/NĐ-CP. Trong đó, có những nội dung đáng lưu ý sau đây:
Căn cứ Điều 260 Luật Thương mại 2005, chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. Theo đó, có những yêu cầu sau đây:
(i) Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
(ii) Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.
(iii) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 261 Luật Thương mại 2005, chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
Căn cứ Điều 262 Luật Thương mại 2005, giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng được quy định như sau:
(i) Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
(ii) Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 Luật Thương mại 2005. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.
(iii) Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Điều 13. Hợp đồng uỷ quyền giám định - Nghị định 20/2006/NĐ-CP Hợp đồng ủy quyền giám định phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật. Điều 14. Chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám định - Nghị định 20/2006/NĐ-CP Trong Chứng thư giám định do thương nhân được ủy quyền cấp phải ghi rõ “Thực hiện theo ủy quyền của (ghi rõ tên thương nhân ủy quyền)” và đóng dấu nghiệp vụ của thương nhân được ủy quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Điều 15. Ủy quyền lại - Nghị định 20/2006/NĐ-CP 1. Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho bên thứ ba nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. 2. Hợp đồng uỷ quyền lại phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu. 3. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu. Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền giám định - Nghị định 20/2006/NĐ-CP 1. Bên uỷ quyền giám định có các quyền sau đây: a) Yêu cầu bên được ủy quyền giám định thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định; b) Yêu cầu bên được uỷ quyền giám định thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc theo hợp đồng uỷ quyền; c) Được yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này. 2. Bên uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định; b) Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định; c) Trả thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định; d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. |