Trong năm 2024, quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh, cung ứng dịch vụ quá cảnh được pháp luật quy định như thế nào? Trân trọng cảm ơn! - Huyền Trân (Quảng Ninh).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 29/12/2023
>> Quy định về miễn trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 2024
Quy định về quyền, nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh, cung ứng dịch vụ quá cảnh trong năm 2024 được thực hiện theo Luật Thương mại 2005 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật Quản lý ngoại thương 2017 (sau đây gọi gọn là Luật Thương mại 2005). Trong đó, có những nội dung đáng lưu ý sau đây:
Căn cứ Điều 249 Luật Thương mại 2005, dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Quyền, nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh, cung ứng dịch vụ quá cảnh 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 250 Luật Thương mại 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 234 Luật Thương mại 2005.
Căn cứ Điều 251 Luật Thương mại 2005, hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Căn cứ Điều 252 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(i) Quyền của bên thuê dịch vụ quá cảnh:
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận.
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
(ii) Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh:
- Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận.
- Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa.
- Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu.
- Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.
Điều 234. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics - Luật Thương mại 2005 1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. 2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. Điều 235. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics - Luật Thương mại 2005 1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác; b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng; c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn; d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. 2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. |